Theo ghi nhận của phóng viên, vỉa hè trên một số tuyến phố Hà Nội như Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Hào Nam... bị đào xới, thi công đã phần nào ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân sinh sống khu vực xung quanh. Vỉa hè Phố Hào Nam (quận Đống Đa) những ngày này ngổn ngang các phương tiện máy móc, vật liệu tập kết phục vụ cho việc thi công lát vỉa hè.Phần đá vỉa hè cũ đã được công nhân tháo dỡ, để trơ ra phần đất, chuẩn bị được thay thế bằng lớp đá mới.Những chồng đá tự nhiên được xếp chồng chất kín lề đường, sẵn sàng đem tới diện mạo mới tại vỉa hè khu vực này.Tuy nhiên, việc thi công lát đá vỉa hè trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân quanh khu phố.Anh Nguyễn Minh Huy cùng nhân viên đang trải những tấm bìa carton ra trước khu vực quán ăn của mình trên mặt phố Hào Nam để khách ra vào cho tiện và tránh bụi bặm bùn đất bị kéo theo vào quán.Trên phố Giảng Võ (quận Ba Đình), vỉa hè cũng bị đào xới và đang trong quá trình hoàn thiện lát đá. Phần rác thải như vỏ bao xi măng, đất đá chưa được dọn dẹp tràn xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị.Một chủ cửa hàng kinh doanh bánh ngọt trên phố Giảng Võ chia sẻ, từ đầu tháng 10 trước cửa hàng chị tập trung khá nhiều vật liệu xây dựng, tới nay vẫn chưa hoàn thiện việc thay đá vỉa hè mới. Việc thi công, khoan đục trên vỉa hè gây bụi bặm cũng ảnh hưởng tới kinh doanh của quán. "Chúng tôi phải thường xuyên lau dọn, thay màng bọc thực phẩm, tấm lót nhiều lần trong ngày. Lượng khách tới mua bánh giảm do không có khu vực để xe, thấy bụi bặm cũng ngại vào quán", chủ cửa hàng cho hay.Cô Phùng Thanh Phương, chủ cửa hàng bún riêu trên phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) tỏ ra ngao ngán khi quán ăn trở nên vắng khách từ khi vỉa hè tu sửa. "Khách hàng không dám tới ăn vì bụi bặm, bất tiện trong việc đi lại, chính vì vậy việc kinh doanh doanh thu của quán cũng bị ảnh hưởng", cô Phương giãi bày.Đất đá, phế thải xây dựng... ngổn ngang trên vỉa hè phố Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) gây bất tiện cho việc đi lại của người dân. Nhiều người dân nêu ý kiến thắc mắc rằng cứ vào 2 tháng cuối năm là thấy các tuyến phố ở Hà Nội cấp tập đào xới, thay đá vỉa hè, tu sửa mặt đường. Trong khi đó nhiều tháng còn lại trong năm họ không thấy các đơn vị triển khai thi công.Phần vỉa hè không còn lối đi khiến nhiều người dân phải đi xuống lòng đường, phương tiện muốn vào hàng quán trên phố Trần Thái Tông cũng xếp dài dưới đường.Thùy Trang, sinh viên năm 2 Đại học Quốc gia Hà Nội len lỏi đi qua nhiều vật liệu, máy móc đang thi công trên vỉa hè phố Trần Nhân Thông. Trang cho biết, em cảm thấy khá khó khăn khi đi qua đây, nhiều lúc phải kiếm lối xuống lòng đường để đi dù rất đông xe cộ.Bên cạnh các tuyến phố đang được thay mới đá lát vỉa hè thì vẫn còn vỉa hè nhiều tuyến phố xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân.Việc đỗ xe ô tô dày đặc mặt vỉa hè cũng phần nào giảm tuổi thọ của đá lát, dễ gây hư hỏng.
Theo ghi nhận của phóng viên, vỉa hè trên một số tuyến phố Hà Nội như Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Hào Nam... bị đào xới, thi công đã phần nào ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân sinh sống khu vực xung quanh. Vỉa hè Phố Hào Nam (quận Đống Đa) những ngày này ngổn ngang các phương tiện máy móc, vật liệu tập kết phục vụ cho việc thi công lát vỉa hè.
Phần đá vỉa hè cũ đã được công nhân tháo dỡ, để trơ ra phần đất, chuẩn bị được thay thế bằng lớp đá mới.
Những chồng đá tự nhiên được xếp chồng chất kín lề đường, sẵn sàng đem tới diện mạo mới tại vỉa hè khu vực này.
Tuy nhiên, việc thi công lát đá vỉa hè trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân quanh khu phố.
Anh Nguyễn Minh Huy cùng nhân viên đang trải những tấm bìa carton ra trước khu vực quán ăn của mình trên mặt phố Hào Nam để khách ra vào cho tiện và tránh bụi bặm bùn đất bị kéo theo vào quán.
Trên phố Giảng Võ (quận Ba Đình), vỉa hè cũng bị đào xới và đang trong quá trình hoàn thiện lát đá. Phần rác thải như vỏ bao xi măng, đất đá chưa được dọn dẹp tràn xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị.
Một chủ cửa hàng kinh doanh bánh ngọt trên phố Giảng Võ chia sẻ, từ đầu tháng 10 trước cửa hàng chị tập trung khá nhiều vật liệu xây dựng, tới nay vẫn chưa hoàn thiện việc thay đá vỉa hè mới. Việc thi công, khoan đục trên vỉa hè gây bụi bặm cũng ảnh hưởng tới kinh doanh của quán. "Chúng tôi phải thường xuyên lau dọn, thay màng bọc thực phẩm, tấm lót nhiều lần trong ngày. Lượng khách tới mua bánh giảm do không có khu vực để xe, thấy bụi bặm cũng ngại vào quán", chủ cửa hàng cho hay.
Cô Phùng Thanh Phương, chủ cửa hàng bún riêu trên phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) tỏ ra ngao ngán khi quán ăn trở nên vắng khách từ khi vỉa hè tu sửa. "Khách hàng không dám tới ăn vì bụi bặm, bất tiện trong việc đi lại, chính vì vậy việc kinh doanh doanh thu của quán cũng bị ảnh hưởng", cô Phương giãi bày.
Đất đá, phế thải xây dựng... ngổn ngang trên vỉa hè phố Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) gây bất tiện cho việc đi lại của người dân. Nhiều người dân nêu ý kiến thắc mắc rằng cứ vào 2 tháng cuối năm là thấy các tuyến phố ở Hà Nội cấp tập đào xới, thay đá vỉa hè, tu sửa mặt đường. Trong khi đó nhiều tháng còn lại trong năm họ không thấy các đơn vị triển khai thi công.
Phần vỉa hè không còn lối đi khiến nhiều người dân phải đi xuống lòng đường, phương tiện muốn vào hàng quán trên phố Trần Thái Tông cũng xếp dài dưới đường.
Thùy Trang, sinh viên năm 2 Đại học Quốc gia Hà Nội len lỏi đi qua nhiều vật liệu, máy móc đang thi công trên vỉa hè phố Trần Nhân Thông. Trang cho biết, em cảm thấy khá khó khăn khi đi qua đây, nhiều lúc phải kiếm lối xuống lòng đường để đi dù rất đông xe cộ.
Bên cạnh các tuyến phố đang được thay mới đá lát vỉa hè thì vẫn còn vỉa hè nhiều tuyến phố xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân.
Việc đỗ xe ô tô dày đặc mặt vỉa hè cũng phần nào giảm tuổi thọ của đá lát, dễ gây hư hỏng.