Liên quan đến vụ việc, cháu bé N.M.Đ 2 tháng tuổi tử vong nghi do sốc phản vệ lúc 10h ngày 17/11, Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đã tổ chức họp báo để thông tin chính thức.
|
Ông Lê Văn Nam - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh. |
Tại buổi họp báo, ông Lê Văn Nam - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cho biết, bệnh viện tiếp nhận cháu L.M.Đ. (2 tháng tuổi) vào viện ngày 3/11, tử vong 15h45 ngày 16/11. Cháu vào viện chúng tôi không phải lần đầu, trước đó đã điều trị, ho, sốt, khó thở biểu hiện suy hô hấp do viêm phế quản phổi. Do tính chất nặng, cháu được điều trị đơn nguyên điều trị tích cực (ICU). Sau khi điều trị, thở ô xy,.. sau hơn 3 ngày cháu giảm dần, và cài thở ô xy được 3 hôm. Sau đó cho cháu chuyển lên Nhi tầng 6 (Khoa nội Nhi Hô hấp Tổng hợp để điều trị tiếp) và được chỉ định dùng kháng sinh tiếp để điều trị. Thuốc được sản xuất ở Đức và cấp phép của Bộ Y tế. Cháu được chỉ định trước đó 7 ngày và hôm thứ 8 thì xảy ra sự cố.
Khoảng 10h30 cháu Đ. chỉ định tiêm bằng máy, chỉ định tiêm 30 phút. Đến khoảng 11h kém 10 phút ngày 16/11, gia đình phát hiện cháu vật vã, nổi vân tím, khó thở và báo cho bệnh viện, bác sĩ khám đã báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện. Ngay khi nhận được thông tin, lãnh đạo Bệnh viện cùng các trưởng khoa, bác sĩ có kinh nghiệm tập trung về điều trị. Đến 11h, tôi đã báo cáo về sở, đồng thời có mặt tại chỗ bệnh nhi, và gọi điện cho Trung tâm Cảnh giác dược xin ý kiến.
Mời độc giả xem clip "Mẹ cháu bé 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm thuốc thông tin vụ việc":
Bệnh viện đã tiến hành xử lý sốc phản vệ. Đến 11h30 cháu ổn định và được chuyển xuống đơn nguyên ICU. Tuy nhiên tiên lượng cháu không chuyển đi Bệnh viện Nhi TW. Đến 11h25 cùng ngày, tôi đã gọi điện cho giám đốc Nhi TW xin hỗ trợ. Đến khoảng 14h25, ê kíp Bệnh viện Nhi Trung ương đã về phối hợp với bác sĩ bệnh viện nhưng không cứu được cháu.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, tôi xin ý kiến của Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh mời các cơ quan Pháp y, Công an tỉnh vào cuộc điều tra. Được sự đồng ý của gia đình Viện giám định pháp y Bộ Công an đã về khám nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
“Theo luật khám chữa bệnh, thì 15 ngày sau khi xảy ra sự cố sẽ họp, kiểm điểm nhưng ngay ngày hôm nay (17/11), tôi sẽ tiến hành ký quyết định, sang tuần mời lãnh đạo Sở y tế xuống họp ngay”, ông Nam nói.
|
Lê Xuân Chìu (ông nội cháu Đ.) vô cùng bức xúc, cho rằng, thái độ lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh vô trách nhiệm. |
|
Chị Nguyễn Thị Gấm (mẹ cháu Đ.), thất thần trước nỗi đau mất mát. |
Trả lời báo chí, ông nội cháu bé cho biết, lúc xảy ra vụ việc tôi đang cùng vợ sang nhà người thân, nhưng khi đi được nửa đường thì nhận được điện thoại con dâu, liền quay trở lại bệnh viện ngay. Lúc quay lại, thì con dâu tôi đang bế cháu mà không thấy xuất hiện một bác sĩ nào.
Được một lúc sau, có một bác sĩ nam và một cô y tá mặc thường phục cầm một cái máy mới đưa cháu vào phòng khác. Các bác sĩ cản hết người nhà chúng tôi không cho vào, lúc sau tôi mượn được một cái áo của người nhà bệnh nhân đi vào được thì thấy các bác sĩ chỉ đứng xung quanh, trong khi đó cháu tôi đã tím tái hết và cháu có thể chết trước rồi, và các bác sĩ chỉ kéo dài thêm thời gian.
“Sau khi gia đình tôi làm thủ tục xong khi ra về, tôi không thấy một bóng dáng của bác sĩ nào chia sẻ đau thương. Cháu mất thì đã mất rồi, các bác sĩ cũng đã tận tình cứu chữa hết rồi. Đáng nhẽ ra, một hai bác sĩ xuống động viên, chia sẻ gia đình tôi thì tôi không còn cảm thấy áy náy, hối hận. Tại sao cháu tôi chết chỉ vì một mũi kim cuối cùng, trong khi đó những cái ngày điều trị khác thì không làm sao? Tôi cần muốn biết phác đồ điều trị cho cháu tôi? Một số bác sĩ có tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân tầng 6 của Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh thiếu trách nhiệm”, ông Lê Xuân Chìu (ông nội cháu Đ.) bức xúc nói.
Tại buổi họp báo chị Nguyễn Thị Gấm (Mẹ cháu bé) cho biết: “Tại sao bệnh viện không suy nghĩ cháu tử vong về hướng điều dưỡng, y tá pha thuốc cho cháu mà đặt vào nghi vấn thuốc phản vệ. Tại sao bác sĩ chỉ định cho cháu tiêm trước, khám sau? Tôi để ý suốt thời gian con tôi nằm viện, bác sĩ, điều dưỡng làm việc rất thờ ơ, thiếu trách nhiệm và trong lúc làm việc thì đùa cợt nhau. Suốt quãng thời gian điều trị tiêm thuốc cháu không bị làm sao nhưng mũi tiêm cuối cùng thì cháu lại bị sốc phản vệ”.
Theo lời chị Gấm, ngay phát hiện ra các biểu hiện bất thường của cháu Đ. sau tiêm, chị đã gọi bác sĩ nhưng “bác sĩ đã quát tháo bảo mẹ cháu chăm con phải để ý đến con. Cháu vẫn bình thường”.
Hiện tại gia đình bệnh nhân vẫn đang bức xúc, mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân.