Theo ghi nhận của Kiến Thức, tính đến ngày 31/5/2017, trong số 18 bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì 7 người đã tử vong, 11 người còn lại đã qua cơn nguy kịch. Hiện, cơ quan chức năng đang phối hợp với Bộ Y tế điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn y khoa hàng loạt như thế này.Nhằm rộng đường dư luận về câu hỏi: Quy trình chạy thận nhân tạo được thực hiện như thế nào?, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Chạy Thận Nhân Tạo Bệnh viện Bạch Mai. Ông Dũng cho biết: "Quy trình chạy thận nhân tạo được áp dụng hiện nay được thực hiện với rất nhiều khâu quan trọng như: chuẩn bị máy móc, thiết bị, thăm khám điều trị cho bệnh nhân..., với các bước vô cùng phức tạp, chặt chẽ.Cụ thể, theo TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, trước khi được chạy thận, bệnh nhân được tiếp cận mạch máu với hai cây kim được đưa vào cánh tay bệnh nhân thông qua tiếp cận mạch máu.Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với một máy chạy thận và bắt đầu quá trình lọc máu.Máu sẽ được đưa ra ngoài cơ thể, máy chạy thận sẽ lọc vài ml máu một lần để làm sạch chất thải và chất lỏng từ máu được gọi là chất thẩm tách (dialysate).Tại đây, máu sau khi đã được lọc các chất độc và làm sạch sẽ được trả lại cơ thể thông qua đường ống thứ hai cùng gắn trên cánh tay.Theo các kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch Mai, trong 1 phút máy chạy hút ra 250ml máu và lọc trả về cơ thể cho bệnh nhân.Trong quá trình chạy thận, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân thường có nhiều thay đổi vì thế yêu cầu bác sĩ phải theo dõi sát sao.Sau khi hoàn thành quy trình chạy thận, bệnh nhân được rút hai kim ra khỏi tiếp cận mạch máu và băng lại. Nếu sức khỏe và huyết áp ổn định sẽ được về nhà đợi đến lần chạy thận định kỳ tiếp theo.Một buổi chạy thận nhân tạo thường kéo dài từ 3,5 đến 4 tiếng. Với những bệnh nhân khỏe mạnh thì sau khi chạy thận bệnh nhân có thể về luôn. Với những bệnh nhân yếu thì phải nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe tại chỗ.Cận cảnh ống lọc của máy chạy thận đang tiến hành lọc máu sau đó trả máu đã được lọc sạch về cho bệnh nhân chạy thận.Một máy chạy thận đang hoạt động lọc máu cho bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Bạch Mai.Vào thời điểm 11h30 ngày 20/5/2017, theo ghi nhận của Kiến Thức, rất nhiều bệnh nhân đang được lọc máu nhân tạo tại Bệnh viện Bạch MaiKhoa Chạy thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai.
Theo ghi nhận của Kiến Thức, tính đến ngày 31/5/2017, trong số 18 bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì 7 người đã tử vong, 11 người còn lại đã qua cơn nguy kịch. Hiện, cơ quan chức năng đang phối hợp với Bộ Y tế điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn y khoa hàng loạt như thế này.
Nhằm rộng đường dư luận về câu hỏi: Quy trình chạy thận nhân tạo được thực hiện như thế nào?, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Chạy Thận Nhân Tạo Bệnh viện Bạch Mai. Ông Dũng cho biết: "Quy trình chạy thận nhân tạo được áp dụng hiện nay được thực hiện với rất nhiều khâu quan trọng như: chuẩn bị máy móc, thiết bị, thăm khám điều trị cho bệnh nhân..., với các bước vô cùng phức tạp, chặt chẽ.
Cụ thể, theo TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, trước khi được chạy thận, bệnh nhân được tiếp cận mạch máu với hai cây kim được đưa vào cánh tay bệnh nhân thông qua tiếp cận mạch máu.
Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với một máy chạy thận và bắt đầu quá trình lọc máu.
Máu sẽ được đưa ra ngoài cơ thể, máy chạy thận sẽ lọc vài ml máu một lần để làm sạch chất thải và chất lỏng từ máu được gọi là chất thẩm tách (dialysate).
Tại đây, máu sau khi đã được lọc các chất độc và làm sạch sẽ được trả lại cơ thể thông qua đường ống thứ hai cùng gắn trên cánh tay.
Theo các kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch Mai, trong 1 phút máy chạy hút ra 250ml máu và lọc trả về cơ thể cho bệnh nhân.
Trong quá trình chạy thận, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân thường có nhiều thay đổi vì thế yêu cầu bác sĩ phải theo dõi sát sao.
Sau khi hoàn thành quy trình chạy thận, bệnh nhân được rút hai kim ra khỏi tiếp cận mạch máu và băng lại. Nếu sức khỏe và huyết áp ổn định sẽ được về nhà đợi đến lần chạy thận định kỳ tiếp theo.
Một buổi chạy thận nhân tạo thường kéo dài từ 3,5 đến 4 tiếng. Với những bệnh nhân khỏe mạnh thì sau khi chạy thận bệnh nhân có thể về luôn. Với những bệnh nhân yếu thì phải nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe tại chỗ.
Cận cảnh ống lọc của máy chạy thận đang tiến hành lọc máu sau đó trả máu đã được lọc sạch về cho bệnh nhân chạy thận.
Một máy chạy thận đang hoạt động lọc máu cho bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Bạch Mai.
Vào thời điểm 11h30 ngày 20/5/2017, theo ghi nhận của Kiến Thức, rất nhiều bệnh nhân đang được lọc máu nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Chạy thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai.