Năm 1982, Chris Newhall (Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ) và Stephen Self (Đại học Hawaii) đã phát minh ra thang VEI đo lường sức mạnh các vụ phun trào núi lửa bằng cách đo khối lượng dung nham, tro núi lửa, tephra (mảnh vỡ của đá núi lửa và dung nham),…Một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất từng xảy ra khoảng 30 triệu năm trước tại đông Nevada và miền tây Utah khi siêu núi lửa nổ tung và phun trào trên diện tích trên 31.000 km vuông. Dung nham núi lửa thường di chuyển chậm nên không phải là mối đe dọa lớn nhất trong một vụ phun trào. Những dòng khí và tephra siêu nóng, chuyển động nhanh mới là nỗi lo lớn. Đây là nguyên nhân khiến các cư dân của hai thị trấn La Mã cổ đại Herculaneum và Pompeii trở thành những nạn nhân đáng thương nhất bởi nhiệt độ lên tới 500 độ C đã “nấu chín” họ.Khi núi lửa phun trào, có rất nhiều yếu tố nguy hiểm đe dọa tính mạng của người dân như các mảnh đạn bay, nước nóng bỏng rát, nguy cơ rơi vào dòng dung nham, khí độc, khói bụi núi lửa,...Có 3 loại phun trào núi lửa. Phun trào magma giải nén khí trong magma và đẩy về phía trước. Phun trào Phreatic được điều khiển bởi sức nóng từ magma tạo hơi nước cực nóng. Phun trào Phreatomagmatic được gây ra bởi sự tương tác của nước và magma.Chương trình núi lửa toàn cầu của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian đang ngày đêm theo dõi các núi lửa trên toàn thế giới vì chúng có thể trở lại hoạt động và phun trào bất cứ lúc nào.Không chỉ Trái đất mà các hành tinh khác như sao Hỏa cũng có núi lửa.Các nhà khoa học gần đây đã ghi lại hình ảnh những cá mập thoải mái bơi lội xung quanh khối nước đầy khí, tro, nóng và có cả axit gần ngọn núi lửa dưới nước Kavachi tại quần đảo Solomon.Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã xuất bản tấm bản đồ mô tả hơn 1.500 núi lửa, 44.000 trận động đất và 170 hố thiên thạch cũng như các mảng kiến tạo lớn, nhỏ. Khoảng 60 trong số 550 núi lửa đang đã từng hoạt động trong lịch sử của Trái đất phun trào mỗi năm.Vụ phun trào làm thay đổi thế giới chính là vụ phun trào núi lửa tại đảo Sumbawa của Indonesia năm 1815, tạo ra một đám mây bụi sulfate lớn đến mức làm thay đổi căn bản khí hậu của hành tinh trong ba năm và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Năm 1982, Chris Newhall (Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ) và Stephen Self (Đại học Hawaii) đã phát minh ra thang VEI đo lường sức mạnh các vụ phun trào núi lửa bằng cách đo khối lượng dung nham, tro núi lửa, tephra (mảnh vỡ của đá núi lửa và dung nham),…
Một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất từng xảy ra khoảng 30 triệu năm trước tại đông Nevada và miền tây Utah khi siêu núi lửa nổ tung và phun trào trên diện tích trên 31.000 km vuông.
Dung nham núi lửa thường di chuyển chậm nên không phải là mối đe dọa lớn nhất trong một vụ phun trào. Những dòng khí và tephra siêu nóng, chuyển động nhanh mới là nỗi lo lớn. Đây là nguyên nhân khiến các cư dân của hai thị trấn La Mã cổ đại Herculaneum và Pompeii trở thành những nạn nhân đáng thương nhất bởi nhiệt độ lên tới 500 độ C đã “nấu chín” họ.
Khi núi lửa phun trào, có rất nhiều yếu tố nguy hiểm đe dọa tính mạng của người dân như các mảnh đạn bay, nước nóng bỏng rát, nguy cơ rơi vào dòng dung nham, khí độc, khói bụi núi lửa,...
Có 3 loại phun trào núi lửa. Phun trào magma giải nén khí trong magma và đẩy về phía trước. Phun trào Phreatic được điều khiển bởi sức nóng từ magma tạo hơi nước cực nóng. Phun trào Phreatomagmatic được gây ra bởi sự tương tác của nước và magma.
Chương trình núi lửa toàn cầu của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian đang ngày đêm theo dõi các núi lửa trên toàn thế giới vì chúng có thể trở lại hoạt động và phun trào bất cứ lúc nào.
Không chỉ Trái đất mà các hành tinh khác như sao Hỏa cũng có núi lửa.
Các nhà khoa học gần đây đã ghi lại hình ảnh những cá mập thoải mái bơi lội xung quanh khối nước đầy khí, tro, nóng và có cả axit gần ngọn núi lửa dưới nước Kavachi tại quần đảo Solomon.
Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã xuất bản tấm bản đồ mô tả hơn 1.500 núi lửa, 44.000 trận động đất và 170 hố thiên thạch cũng như các mảng kiến tạo lớn, nhỏ. Khoảng 60 trong số 550 núi lửa đang đã từng hoạt động trong lịch sử của Trái đất phun trào mỗi năm.
Vụ phun trào làm thay đổi thế giới chính là vụ phun trào núi lửa tại đảo Sumbawa của Indonesia năm 1815, tạo ra một đám mây bụi sulfate lớn đến mức làm thay đổi căn bản khí hậu của hành tinh trong ba năm và kéo theo nhiều hệ lụy khác.