Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA công bố tìm thấy hành tinh Kepler-452b, hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia vũ trụ, hành tinh mới nằm trong “vùng sống”, nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp. Do đó, có thể tồn tại sự sống ở hành tinh ngoài vũ trụ này.Hành tinh Kepler-452b lớn hơn 60% so với Trái đất, quay quanh ngôi sao khoảng 6 tỷ năm tuổi (già hơn Mặt trời của Trái đất 1,5 tỷ năm).Năm 2013, các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh của kính thiên văn Hubble phân tích bầu khí quyển các siêu hành tinh WASP- 17b, HD209458b, WASP-12b, WASP- 19b và XO- 1b sau khi phát hiện dấu vết của nước bên trong bầu khí quyển. Đặc biệt, hành tinh WASP-17b sau hàng loạt dấu hiện rõ ràng cho thấy, nó căng mọng như một “trái nước”.Các nhà khoa học đã ghi nhận những tín hiệu khá rõ ràng về sự tồn tại của nước ở WASP-17b và 4 siêu hành tinh còn lại. Dẫu vậy, dấu hiệu mà các nhà khoa học ghi nhận vẫn ít hơn so với dự kiến.Năm 2014, thông tin NASA công bố tìm thấy hành tinh có kích thước tương tự Trái đất mang tên Kepler-186f cũng gây kinh ngạc không kém cho các nhà khoa học. Theo các nhà khoa học, khoảng cách giữa nó tới ngôi sao chủ đủ để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng.Kepler-186f nằm cách trái đất 500 năm ánh sáng, được xem là bản sao Trái đất ngoài Hệ Mặt trời, giống hành tinh chúng ta như cặp song sinh, có tồn tại nước ở dạng lỏng. Một năm ở Kepler-186f tương đương khoảng 130 ngày. Tuy nhiên, khối lượng và thành phần bề mặt của Kepler- 186f vẫn chưa được xác định.Hành tinh Gliese 667Cc cũng có thể có sự sống giống Trái đất, được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta. Hành tinh này hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Nước trên Gliese 667Cc khả năng cũng ở dạng lỏng và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất.Hai hành tinh Kepler-62E và Kepler-62F cũng có khả năng tồn tại nước, khí oxy, những dấu hiệu chứng tỏ sự sống trên bề mặt giống Trái đất. Có giả thuyết cho rằng nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên Trái đất bởi Kepler-62 già hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm.Hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 581 có tên là Gliese 581 c là hành tinh đầu tiên nằm trong vùng sự sống của Gliese 581, có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt và thậm chí nơi đây có thể có vi khuẩn giống như trên Trái đất sinh sống.
Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA công bố tìm thấy hành tinh Kepler-452b, hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia vũ trụ, hành tinh mới nằm trong “vùng sống”, nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp. Do đó, có thể tồn tại sự sống ở hành tinh ngoài vũ trụ này.
Hành tinh Kepler-452b lớn hơn 60% so với Trái đất, quay quanh ngôi sao khoảng 6 tỷ năm tuổi (già hơn Mặt trời của Trái đất 1,5 tỷ năm).
Năm 2013, các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh của kính thiên văn Hubble phân tích bầu khí quyển các siêu hành tinh WASP- 17b, HD209458b, WASP-12b, WASP- 19b và XO- 1b sau khi phát hiện dấu vết của nước bên trong bầu khí quyển. Đặc biệt, hành tinh WASP-17b sau hàng loạt dấu hiện rõ ràng cho thấy, nó căng mọng như một “trái nước”.
Các nhà khoa học đã ghi nhận những tín hiệu khá rõ ràng về sự tồn tại của nước ở WASP-17b và 4 siêu hành tinh còn lại. Dẫu vậy, dấu hiệu mà các nhà khoa học ghi nhận vẫn ít hơn so với dự kiến.
Năm 2014, thông tin NASA công bố tìm thấy hành tinh có kích thước tương tự Trái đất mang tên Kepler-186f cũng gây kinh ngạc không kém cho các nhà khoa học. Theo các nhà khoa học, khoảng cách giữa nó tới ngôi sao chủ đủ để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng.
Kepler-186f nằm cách trái đất 500 năm ánh sáng, được xem là bản sao Trái đất ngoài Hệ Mặt trời, giống hành tinh chúng ta như cặp song sinh, có tồn tại nước ở dạng lỏng. Một năm ở Kepler-186f tương đương khoảng 130 ngày. Tuy nhiên, khối lượng và thành phần bề mặt của Kepler- 186f vẫn chưa được xác định.
Hành tinh Gliese 667Cc cũng có thể có sự sống giống Trái đất, được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta. Hành tinh này hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Nước trên Gliese 667Cc khả năng cũng ở dạng lỏng và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất.
Hai hành tinh Kepler-62E và Kepler-62F cũng có khả năng tồn tại nước, khí oxy, những dấu hiệu chứng tỏ sự sống trên bề mặt giống Trái đất. Có giả thuyết cho rằng nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên Trái đất bởi Kepler-62 già hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm.
Hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 581 có tên là Gliese 581 c là hành tinh đầu tiên nằm trong vùng sự sống của Gliese 581, có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt và thậm chí nơi đây có thể có vi khuẩn giống như trên Trái đất sinh sống.