Gerald Rhemann là một nhà nhiếp ảnh thiên văn người Áo. Ông đam mê chụp ảnh thiên văn từ năm 1989. Trong hình là một trong những bức ảnh thiên hà kỳ ảo qua ống kính nhiếp ảnh của Gerald."Tôi muốn đưa những vật thể mờ nhạt trên trời cao đến với cuộc sống này, để mọi người thấy hình ảnh vũ trụ của chúng ta đẹp đến mức nào", Rhemann nói.Nhiếp ảnh gia người Áo cho hay, ông chụp ảnh vũ trụ không phải chỉ vì đam mê mà còn vì mục đích khoa học.Trong cuộc phỏng vấn với In Sight, Rhemann nói: "Ngay từ lúc bắt đầu, các thiên hà xa xôi, tinh vân và sao chổi đã thu hút sự chú ý của tôi".Người đàn ông này cho biết, sau một thời gian, ông nhận ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các vùng đô thị khiến ông không thể tạo ra những bức ảnh đẹp.Vì vậy, Rhemann bắt đầu tới những vùng quê như thung lũng dưới dãy Alps. Tại đây, bầu trời về đêm rất tối. Nó không chịu ảnh hưởng của ánh sáng đèn.Sau đó, ông thường xuyên tới Namibia, một quốc gia thuộc phía tây nam châu Phi, để chụp ảnh bầu trời tại phía nam sa mạc Kalahari.Bên cạnh đó, Rhemann xây dựng một đài quan sát đầy đủ tiện nghi tại thị trấn Eichgraben, gần thành phố Vienna."Để chụp bức ảnh theo thể loại này, bạn không cần có kiến thức sâu về thiên văn học. Tuy nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã quen với những chòm sao chính", Rhemann nói.Nhiếp ảnh gia thường tạo ra những bức ảnh thiên văn từ máy ảnh tích hợp công nghệ cảm biến CCD và nhiều bộ lọc khác nhau.Theo Rhemann, thời gian phơi sáng của máy ảnh khá lâu, có thể kéo dài hàng giờ. Do đó, gắn máy ảnh lên mâm quay xích đạo kiểu kính thiên văn để cân đối với vòng quay của trái đất là việc rất cần thiết."Niềm đam mê của tôi trong ba năm qua là săn hình ảnh của những ngôi sao chổi, một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực chụp ảnh thiên văn", ông tâm sự.
Gerald Rhemann là một nhà nhiếp ảnh thiên văn người Áo. Ông đam mê chụp ảnh thiên văn từ năm 1989. Trong hình là một trong những bức ảnh thiên hà kỳ ảo qua ống kính nhiếp ảnh của Gerald.
"Tôi muốn đưa những vật thể mờ nhạt trên trời cao đến với cuộc sống này, để mọi người thấy hình ảnh vũ trụ của chúng ta đẹp đến mức nào", Rhemann nói.
Nhiếp ảnh gia người Áo cho hay, ông chụp ảnh vũ trụ không phải chỉ vì đam mê mà còn vì mục đích khoa học.
Trong cuộc phỏng vấn với In Sight, Rhemann nói: "Ngay từ lúc bắt đầu, các thiên hà xa xôi, tinh vân và sao chổi đã thu hút sự chú ý của tôi".
Người đàn ông này cho biết, sau một thời gian, ông nhận ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các vùng đô thị khiến ông không thể tạo ra những bức ảnh đẹp.
Vì vậy, Rhemann bắt đầu tới những vùng quê như thung lũng dưới dãy Alps. Tại đây, bầu trời về đêm rất tối. Nó không chịu ảnh hưởng của ánh sáng đèn.
Sau đó, ông thường xuyên tới Namibia, một quốc gia thuộc phía tây nam châu Phi, để chụp ảnh bầu trời tại phía nam sa mạc Kalahari.
Bên cạnh đó, Rhemann xây dựng một đài quan sát đầy đủ tiện nghi tại thị trấn Eichgraben, gần thành phố Vienna.
"Để chụp bức ảnh theo thể loại này, bạn không cần có kiến thức sâu về thiên văn học. Tuy nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã quen với những chòm sao chính", Rhemann nói.
Nhiếp ảnh gia thường tạo ra những bức ảnh thiên văn từ máy ảnh tích hợp công nghệ cảm biến CCD và nhiều bộ lọc khác nhau.
Theo Rhemann, thời gian phơi sáng của máy ảnh khá lâu, có thể kéo dài hàng giờ. Do đó, gắn máy ảnh lên mâm quay xích đạo kiểu kính thiên văn để cân đối với vòng quay của trái đất là việc rất cần thiết.
"Niềm đam mê của tôi trong ba năm qua là săn hình ảnh của những ngôi sao chổi, một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực chụp ảnh thiên văn", ông tâm sự.