Vì sao Hải quân Nga cần tàu phá băng mới?

Google News

(Kiến Thức) - Việc đóng thêm tàu phá băng mới nhằm phục vụ cho việc tăng cường khả năng đảm bảo chiến đấu của Hải quân Nga đồn trú ở vùng Bắc Cực.

Theo một bài phân tích của RIR, chính nhờ địa hình đặc biệt của Bắc Cực đã giúp Hải quân Nga kìm hãm sự xuất hiện của Hải quân Mỹ tại các khu vực vùng biển thuộc Bắc Cực, cùng với đó là việc Nga tái sử dụng các căn cứ quân sự do Liên Xô xây dựng ở đây.
Chính các vùng biển bị bao phủ quanh năm bởi băng tuyết là rào cản lớn nhất đối với bất kỳ hạm đội tàu chiến nào của Mỹ khi hoạt động ở Bắc Cực, nhưng đây lại chính là lợi thế cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga trước các biện pháp trinh sát điện tử trên không của Quân đội Mỹ.
Vi sao Hai quan Nga can tau pha bang moi?
 Hải quân Nga luôn sở hữu một lực lượng tàu phá băng đông đảo hoạt động liên tục ở Bắc Cực.
Người hùng mới của Bắc Cực
Tuy nhiên, những lợi thế mà Bắc Cực mang lại cho Nga cũng kèm theo những nhược điểm nhất định. Điển hình là việc đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa và nhu yếu phẩm ổn định cho các cơ sở quân sự lẫn dân sự của Nga ở Bắc Cực. Và hầu hết tất cả các loại hàng hóa mà Nga chuyển đến Bắc Cực đều là bằng đường biển vốn quanh năm bị đóng băng.
Để giải quyết vấn đề này, Hải quân Nga đã cho phát triển lớp tàu phá băng thế hệ mới sử dụng động cơ diesel-điện, lễ đặt ky khởi đóng tàu phá băng này cũng đã được Nga tổ chức vào cuối tháng trước. Mặc dù chưa có thông tin cụ thể về tàu phá băng mới của Hải quân Nga nhưng con tàu này sẽ được đặt tên là Ilya Muromets theo tên một vị anh hùng dân gian Nga.
Nga thường có truyền thống đặt tên tàu phá băng theo tên tàu tiền nhiệm trước đó và trong trường hợp này cũng như vậy. Tàu phá băng Ilya Muromets được đặt theo chiếc tàu cùng tên thuộc project 97K được đóng mới bởi nhà máy đóng tàu Admiralty. Tàu phá băng Ilya Muromets được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1965 và hoạt động đến tận năm 1993.
Vi sao Hai quan Nga can tau pha bang moi?-Hinh-2
 Mô hình tàu phá băng Ilya Muromets thế hệ mới.
Tàu phá băng Ilya Muromets thuộc Project 97K cũng được đặt theo tên tàu được một nhà máy đóng tàu của Anh đóng mới cho Hải quân Nga vào năm 1916. Tuy nhiên, số phận của tàu phá băng này trong Hải quân Nga Hoàng lại không hề mấy vẻ vang. Khi trong giai đoạn xảy ra nội chiến Nga vào năm 1917 tàu phá băng Ilya Muromets đã bị đánh cắp và sau đó được Hải quân Pháp sử dụng như một tàu thả thủy lôi với tên gọi mới là Pollux.
Tàu phá băng Ilya Muromets thế hệ mới được Hải quân Nga phát triển nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các vùng biển phía bắc của Nga trước các mối đe dọa từ các quốc gia thù địch. Đây cũng sẽ là tàu phá băng đầu tiên thuộc Project 97 được Hải quân Nga đóng mới sau 40 năm, toàn bộ công nghệ hàng hải được sử dụng trên tàu này sẽ hoàn toàn khác so với các phiên bản trước đó.
Tư lệnh Hải quân Nga Đô đốc Viktor Chirkov trong buổi lễ đặt ky tàu Ilya Muromets phát biểu cho hay, tàu sẽ được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất bên cạnh đó nó còn được thiết kế để có thể hoạt động dài ngày trên biển. 
Tàu Ilya Muromets có chiều dài khoảng 85m với lượng giãn nước tối đa là 6.000 tấn, có khả năng hoạt động liên tục 60 ngày trên biển và Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị ít nhất 4 tàu loại này trong thời gian sắp tới.
Một trong những thiết kế đặc biệt của Ilya Muromets là hệ thống chân vịt có khả năng quay 360 độ và được gắn chặt vào thân tàu. Thiết kế này giúp Ilya Muromets có thể di chuyển tự do theo mọi hướng tính năng này đặc biệt cần thiết dành cho một tàu phá băng như Ilya Muromets.
Vi sao Hai quan Nga can tau pha bang moi?-Hinh-3
 Các tàu phá băng mới sẽ giúp Nga mở rộng tuyến đường Biển Bắc đang hoạt động mạnh trong thời gian gần đây.
Dự kiến, tàu Ilya Muromets sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2017, phần thân của nó có thể phá vỡ những lớp băng có độ dày đến 1m giúp cho nó có thể hoạt động theo dọc tuyến đường biển bắc và đảm bảo hoạt động hàng hải từ thành phố Murmansk tới Petropavlovsk-Kamchatsky
Đường Biển Bắc cho phép vận chuyển hàng hóa từ phía Bắc nước Nga đến vùng Viễn Đông nhanh hơn từ 7 đến 22 ngày, bên cạnh đó Nga cũng có thể chủ động hơn về các tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa của nước này mà không sợ ảnh hưởng đến một quốc gia khác. Tuyến đường này có vai trò khá quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Từ năm 2011 đến nay số lượng hàng hóa đi qua đường Biển Bắc tăng lên rõ rệt qua từng năm, và ước tính con số này sẽ tăng lên 5 triệu tấn trong năm nay. Đồng nghĩa với việc Nga cũng phải tăng cường an ninh hải ở khu vực này.
Trà Khánh

Bình luận(0)