T-18 (hay còn gọi là MS-1) là mẫu xe tăng hạng nhẹ được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô (tổng cộng 960 chiếc) trong giai đoạn 1928-1931. T-18 chỉ nặng 5,9 tấn, bọc giáp dày 6-16mm, kíp xe 2 người, trang bị pháo 37mm Model 28. T-18 lần đầu tham chiến trong nhiệm vụ bảo vệ đường sắt Viễn Đông chống lại lực lượng Mãn Châu vào năm 1929.
Trong giai đoạn 1930-1940, phần lớn những chiếc MS-1 được sử dụng như một boong ke di động dọc khu vực biên giới Xô-Trung ở vùng Viễn Đông và vùng Karelia dọc theo biên giới với Phần Lan. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hồng quân Liên Xô cũng có ít lần sử dụng loại xe tăng này trong chiến đấu. Nhìn chung mẫu tăng này không để lại nhiều dấu ấn trong chiến đấu nhưng nó đặt nền móng vững chắc phát triển lực lượng tăng – thiết giáp Liên Xô hùng mạnh.
BT-7 là mẫu xe tăng hạng nhẹ nổi tiếng của Liên Xô được chế tạo trong giai đoạn 1935-1945 (khoảng 2.700-5.300 chiếc). Xe có trọng lượng 13,9 tấn, kíp lái 3 người, bọc giáp dày 6-20mm (thân) và 10-15mm (tháp pháo), trang bị pháo 45mm L/46, 2 súng máy 7,62mm. Nó xuất hiện trên chiến trường lần đầu tiên trong trận hồ Khasan giữa Hồng quân Liên Xô và phát xít Nhật năm 1938. Nhưng trận đánh nổi tiếng nhất của BT-7 là ở chiến trường Mông Cổ khi nó thể hiện khả năng di chuyển cơ động của mình trên vùng đồng bằng thảo nguyên.
Vào giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, những chiếc BT-7 có đủ khả năng đối đầu trực tiếp với hầu hết những chiếc xe tăng của Quân đội Đức cho đến khi bị ngưng sử dụng vào năm 1942. Trận chiến cuối cùng của BT-7 là vào tháng 9/1945, khi nó dẫn đầu đội hình xe tăng của Liên Xô (gồm T-34 và IS-1) chọc thủng tuyến phòng ngự của phát xít Nhật.
T-34-76 là thiết kế xe tăng chiến đấu hạng trung thành công nhất do Liên Xô chế tạo, với vỏ thép dày và hỏa lực mạnh mẽ (pháo 76mm). Ngay khi được đưa ra chiến trường từ đầu những năm 1940 để chống lại lực lượng xe tăng của Phát xít Đức, T-34-76 đã thể hiện được khả năng vượt trội của mình.
Trước sự áp đảo về lực lượng tăng thiết giáp của quân Đức vào năm 1943, những chiếc T-34 được nâng cấp toàn diện với giáp dày hơn và đặc biệt là lắp pháo 85mm có thể phá hủy bất kỳ chiếc xe tăng Đức ở cự ly gần hay trung bình. T-34 cũng là một trong những chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất thế giới và được sử dụng đến tận những năm 1990.
KV-1 là mẫu xe tăng hạng nặng nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới 2, khoảng 5.219 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1939-1943. Xe nặng 45 tấn, bọc giáp dày 90mm, lắp pháo 76,2mm M1941 và 3-4 súng máy 7,62mm.
Trong chiến tranh Thế giới 2, KV-1 là một trong mẫu xe tăng mạnh nhất thế giới lúc đó. Với vỏ thép dày, đạn pháo chống tăng của Quân Đức không thể xuyên thủng được vỏ của KV-1. Phần lớn những chiếc KV-1 bị hạ trên chiến trường đều do sự cố kỹ thuật hay hết nhiên liệu.
IS-2 là mẫu tăng hạng nặng thành công nhất trong dòng họ xe tăng hạng nặng IS do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Thế giới 2 (IS-2 được chế tạo với số lượng gần 4.000 chiếc). IS-2 nặng khoảng 46 tấn, có lớp giáp dày 30-120mm, lắp pháo D25-T 122mm và 3 súng máy 7,62mm cùng một đại liên 12,7mm.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, IS-2 đã trở thành thứ vũ khí hiệu quả của Liên Xô chống lại lực lượng tăng – thiết giáp Đức. Chúng thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng đối với bè lũ phát xít, ví như trong trận đánh ở miền tây Ukraine, chỉ hai chiếc IS-2 đã tiêu diệt 17 xe tăng và pháo tự hành của Đức.Sau chiến tranh những chiếc IS-2 vẫn được tiếp tục sử dụng và nâng cấp cho đến khi bị ngưng sử dụng hoàn toàn vào năm 1995.
T-54/55 được xem là mẫu xe tăng thành công nhất của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, đây cũng là mẫu tăng được sản xuất với số lượng nhiều nhất thế giới (khoảng 80.000-100.000 chiếc). T-54/55 nặng khoảng 36 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 100mm (trước thân) và 205mm (mặt trước tháp pháo), trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm và súng máy.
Sự thành công của T-54/55 được thể hiện qua các con số cực kỳ ấn tượng: phục vụ ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới và tham gia hầu hết các cuộc xung đột trong Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 (trong đó có chiến tranh Việt Nam). Hiện nay, tuy được đánh giá là lạc hậu nhưng T-54/55 vẫn được nhiều quốc gia sử dụng và thực hiện dự án nâng cấp để thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Sau sự thành công của T-54/55, phải tới đầu những năm 1970, người Liên Xô mới phát triển được mẫu tăng tạo nên sự thành công gần tương tự - mẫu tăng T-72 phát triển từ T-62, trang bị những kỹ thuật mới tự mẫu T-64. Khi T-72 chính thức đưa vào sử dụng, nó nhanh chóng trở thành niềm tự hào của bộ đội Liên Xô, biến M60A3 Mỹ hay Leopard 1 Đức thành đồ bỏ. Khoảng 25.000 chiếc T-72 được chế tạo ở Liên Xô và một vài nước khác, phục vụ ở khoảng 40 quốc gia trên thế giới.
T-72 có trọng lượng hơn 40 tấn, kíp xe 3 người, bọc giáp composite 500mm trước tháp pháo, trang bị pháo nòng trơn 125mm 2A46M kết hợp hệ thống nạp đạn tự động. Dựa trên T-72, người Nga đã phát triển thành công mẫu tăng T-90 hiện đại hàng đầu thế giới.
T-18 (hay còn gọi là MS-1) là mẫu xe tăng hạng nhẹ được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô (tổng cộng 960 chiếc) trong giai đoạn 1928-1931. T-18 chỉ nặng 5,9 tấn, bọc giáp dày 6-16mm, kíp xe 2 người, trang bị pháo 37mm Model 28. T-18 lần đầu tham chiến trong nhiệm vụ bảo vệ đường sắt Viễn Đông chống lại lực lượng Mãn Châu vào năm 1929.
Trong giai đoạn 1930-1940, phần lớn những chiếc MS-1 được sử dụng như một boong ke di động dọc khu vực biên giới Xô-Trung ở vùng Viễn Đông và vùng Karelia dọc theo biên giới với Phần Lan. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hồng quân Liên Xô cũng có ít lần sử dụng loại xe tăng này trong chiến đấu. Nhìn chung mẫu tăng này không để lại nhiều dấu ấn trong chiến đấu nhưng nó đặt nền móng vững chắc phát triển lực lượng tăng – thiết giáp Liên Xô hùng mạnh.
BT-7 là mẫu xe tăng hạng nhẹ nổi tiếng của Liên Xô được chế tạo trong giai đoạn 1935-1945 (khoảng 2.700-5.300 chiếc). Xe có trọng lượng 13,9 tấn, kíp lái 3 người, bọc giáp dày 6-20mm (thân) và 10-15mm (tháp pháo), trang bị pháo 45mm L/46, 2 súng máy 7,62mm. Nó xuất hiện trên chiến trường lần đầu tiên trong trận hồ Khasan giữa Hồng quân Liên Xô và phát xít Nhật năm 1938. Nhưng trận đánh nổi tiếng nhất của BT-7 là ở chiến trường Mông Cổ khi nó thể hiện khả năng di chuyển cơ động của mình trên vùng đồng bằng thảo nguyên.
Vào giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, những chiếc BT-7 có đủ khả năng đối đầu trực tiếp với hầu hết những chiếc xe tăng của Quân đội Đức cho đến khi bị ngưng sử dụng vào năm 1942. Trận chiến cuối cùng của BT-7 là vào tháng 9/1945, khi nó dẫn đầu đội hình xe tăng của Liên Xô (gồm T-34 và IS-1) chọc thủng tuyến phòng ngự của phát xít Nhật.
T-34-76 là thiết kế xe tăng chiến đấu hạng trung thành công nhất do Liên Xô chế tạo, với vỏ thép dày và hỏa lực mạnh mẽ (pháo 76mm). Ngay khi được đưa ra chiến trường từ đầu những năm 1940 để chống lại lực lượng xe tăng của Phát xít Đức, T-34-76 đã thể hiện được khả năng vượt trội của mình.
Trước sự áp đảo về lực lượng tăng thiết giáp của quân Đức vào năm 1943, những chiếc T-34 được nâng cấp toàn diện với giáp dày hơn và đặc biệt là lắp pháo 85mm có thể phá hủy bất kỳ chiếc xe tăng Đức ở cự ly gần hay trung bình. T-34 cũng là một trong những chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất thế giới và được sử dụng đến tận những năm 1990.
KV-1 là mẫu xe tăng hạng nặng nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới 2, khoảng 5.219 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1939-1943. Xe nặng 45 tấn, bọc giáp dày 90mm, lắp pháo 76,2mm M1941 và 3-4 súng máy 7,62mm.
Trong chiến tranh Thế giới 2, KV-1 là một trong mẫu xe tăng mạnh nhất thế giới lúc đó. Với vỏ thép dày, đạn pháo chống tăng của Quân Đức không thể xuyên thủng được vỏ của KV-1. Phần lớn những chiếc KV-1 bị hạ trên chiến trường đều do sự cố kỹ thuật hay hết nhiên liệu.
IS-2 là mẫu tăng hạng nặng thành công nhất trong dòng họ xe tăng hạng nặng IS do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Thế giới 2 (IS-2 được chế tạo với số lượng gần 4.000 chiếc). IS-2 nặng khoảng 46 tấn, có lớp giáp dày 30-120mm, lắp pháo D25-T 122mm và 3 súng máy 7,62mm cùng một đại liên 12,7mm.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, IS-2 đã trở thành thứ vũ khí hiệu quả của Liên Xô chống lại lực lượng tăng – thiết giáp Đức. Chúng thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng đối với bè lũ phát xít, ví như trong trận đánh ở miền tây Ukraine, chỉ hai chiếc IS-2 đã tiêu diệt 17 xe tăng và pháo tự hành của Đức.Sau chiến tranh những chiếc IS-2 vẫn được tiếp tục sử dụng và nâng cấp cho đến khi bị ngưng sử dụng hoàn toàn vào năm 1995.
T-54/55 được xem là mẫu xe tăng thành công nhất của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, đây cũng là mẫu tăng được sản xuất với số lượng nhiều nhất thế giới (khoảng 80.000-100.000 chiếc). T-54/55 nặng khoảng 36 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 100mm (trước thân) và 205mm (mặt trước tháp pháo), trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm và súng máy.
Sự thành công của T-54/55 được thể hiện qua các con số cực kỳ ấn tượng: phục vụ ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới và tham gia hầu hết các cuộc xung đột trong Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 (trong đó có chiến tranh Việt Nam). Hiện nay, tuy được đánh giá là lạc hậu nhưng T-54/55 vẫn được nhiều quốc gia sử dụng và thực hiện dự án nâng cấp để thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Sau sự thành công của T-54/55, phải tới đầu những năm 1970, người Liên Xô mới phát triển được mẫu tăng tạo nên sự thành công gần tương tự - mẫu tăng T-72 phát triển từ T-62, trang bị những kỹ thuật mới tự mẫu T-64. Khi T-72 chính thức đưa vào sử dụng, nó nhanh chóng trở thành niềm tự hào của bộ đội Liên Xô, biến M60A3 Mỹ hay Leopard 1 Đức thành đồ bỏ. Khoảng 25.000 chiếc T-72 được chế tạo ở Liên Xô và một vài nước khác, phục vụ ở khoảng 40 quốc gia trên thế giới.
T-72 có trọng lượng hơn 40 tấn, kíp xe 3 người, bọc giáp composite 500mm trước tháp pháo, trang bị pháo nòng trơn 125mm 2A46M kết hợp hệ thống nạp đạn tự động. Dựa trên T-72, người Nga đã phát triển thành công mẫu tăng T-90 hiện đại hàng đầu thế giới.