Trong khi các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới chỉ có giá rơi vào khoảng 1-7 triệu USD. Riêng một loại xe tăng do người Pháp sản xuất có giá “cực khủng” tương đương giá trị máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Chiếc xe tăng mang tên AMX-56 Leclerc do hãng GIAT Industries thiết kế từ những năm 1980 có giá tới 27,1 triệu USD (năm 2008). Xe tăng AMX-56 Leclerc là một trong những loại xe tăng hàng đầu thế giới hiện nay. Nó chính thức đưa vào trang bị trong Lục quân Pháp từ năm 1993. Trong ảnh là xe tăng AMX-56 trên đường phố Paris chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh.AMX-56 Leclerc có trọng lượng từ 54-57 tấn (tùy từng biến thể), dài 9,87m, rộng 3,71m, cao 2,53m. Xe tăng AMX-56 được thiết kế với lớp giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài ra, xe còn trang bị các module giáp NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn liều đúp (loại đầu đạn cực mạnh xuyên phá giáp phản ứng nổ).Xe được trang bị hỏa lực pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn 12 phát/phút. Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu di chuyển với tốc độ 50km/h ở cự ly xa 4.000m. Trong tháp pháo của AMX-56 trang bị một súng máy 7,62mm đồng trục với pháo chính (ở bên phải khẩu pháo). Trên nóc tháp pháo có thêm một khẩu súng máy phòng không cỡ 12,7mm. Điểm nhất trong thiết kế của AMX-56 là nó được tích hợp công nghệ điện tử tối tân trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố nâng giá bán của xe. AMX-56 trang bị hệ thống kiểm soát chiến trường FINDERS đảm bảo các nhiệm vụ thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra quyết định. FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Xe tăng AMX-56 trang bị động cơ diesel công suất 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 72km/h, tầm hoạt động 500-600km. Dù được đánh giá rất cao về mặt công nghệ, kỹ thuật nhưng AMX-56 lại có giá quá cao. Vì vậy, rất ít quốc gia ngỏ lời mua kể từ khi nó được đưa ra thị trường từ những năm 1990. Hiện nay, chỉ có duy nhất Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dám chịu chi mua hơn 400 chiếc AMX-56.
Trong khi các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới chỉ có giá rơi vào khoảng 1-7 triệu USD. Riêng một loại xe tăng do người Pháp sản xuất có giá “cực khủng” tương đương giá trị máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Chiếc xe tăng mang tên AMX-56 Leclerc do hãng GIAT Industries thiết kế từ những năm 1980 có giá tới 27,1 triệu USD (năm 2008).
Xe tăng AMX-56 Leclerc là một trong những loại xe tăng hàng đầu thế giới hiện nay. Nó chính thức đưa vào trang bị trong Lục quân Pháp từ năm 1993. Trong ảnh là xe tăng AMX-56 trên đường phố Paris chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh.
AMX-56 Leclerc có trọng lượng từ 54-57 tấn (tùy từng biến thể), dài 9,87m, rộng 3,71m, cao 2,53m.
Xe tăng AMX-56 được thiết kế với lớp giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài ra, xe còn trang bị các module giáp NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn liều đúp (loại đầu đạn cực mạnh xuyên phá giáp phản ứng nổ).
Xe được trang bị hỏa lực pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn 12 phát/phút. Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu di chuyển với tốc độ 50km/h ở cự ly xa 4.000m.
Trong tháp pháo của AMX-56 trang bị một súng máy 7,62mm đồng trục với pháo chính (ở bên phải khẩu pháo).
Trên nóc tháp pháo có thêm một khẩu súng máy phòng không cỡ 12,7mm.
Điểm nhất trong thiết kế của AMX-56 là nó được tích hợp công nghệ điện tử tối tân trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố nâng giá bán của xe. AMX-56 trang bị hệ thống kiểm soát chiến trường FINDERS đảm bảo các nhiệm vụ thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra quyết định.
FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng.
Xe tăng AMX-56 trang bị động cơ diesel công suất 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 72km/h, tầm hoạt động 500-600km.
Dù được đánh giá rất cao về mặt công nghệ, kỹ thuật nhưng AMX-56 lại có giá quá cao. Vì vậy, rất ít quốc gia ngỏ lời mua kể từ khi nó được đưa ra thị trường từ những năm 1990.
Hiện nay, chỉ có duy nhất Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dám chịu chi mua hơn 400 chiếc AMX-56.