1. Máy bay ném bom tàng hình của Hitler
Một trong những vũ khí tối tân, bí mật nhất của Hitler là loại máy bay ném bom Horten Ho 229.
Oanh tạc cơ này được thiết kế có khả năng mang theo 2.000 pounds (khoảng 907,2 kg) vũ khí mà vẫn có thể bay ở tầm cao 49.000 feet (khoảng 14,94 km) với vận tốc 600 mph (khoảng 965,6 km/h) nhờ vào bộ động cơ phản lực kép. Trên máy bay trang bị bộ đôi pháo và các tên lửa R4M. Đây cũng được xem là loại máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới và bắt đầu thực hiện chuyến bay lần đầu vào năm 1944.
|
Máy bay tàng hình Horten Ho 229.
|
Theo trang Smithsonian, Chỉ huy quân đội Phát xít Đức Hermann Goring đã ra lệnh cho một triệu nhân công từ Reich Marks, Reimar và Walter Horten cùng tham gia sản xuất loại máy bay này.
|
Horten Ho 229 bay tại Đức.
|
Nhưng do gặp nhiều vấn đề nên Horten đã không kéo dài thời gian chiến đấu. Song thay vào đó nó đã truyền cảm hứng cho loại máy bay tàng hình hiện đại ngày nay, chẳng hạn như loại Northrop Gruman B-2.
2. Bom dẫn đường bằng radio Fritz X
Được xem là “ông tổ của các loại bom thông minh”, Fritz X có trọng lượng nổ 3.450 pounds, trang bị bộ thu nhận sóng radio và các điều khiển đuôi thông minh giúp dẫn đường bom tấn công mục tiêu.
|
Bom Fritz X.
|
Theo Không quân Mỹ, Fritz X có khả năng xuyên giáp 28-inches và có thể tấn công mục tiêu từ độ cao 20.000 feet (6,09 km), một độ cao mà không thể có loại v
ũ khí nào có thể đánh chặn máy bay vào thời điểm đó.
Được đưa vào phục vụ từ giữa năm 1943, bom thông minh Fritz X đã cho nhiều tàu chiến của quân đồng minh khi đó "nếm mùi đau đớn".
3. Xe quét mìn điều khiển từ xa
Xe quét mìn điều khiển từ xa Goliath của Phát xít Đức, còn được lính Mỹ gọi là “Doodlebug”, giống như một chiếc xe tăng thu nhỏ được điều khiển bằng một dụng cụ đặc biệt và cơ động bằng hai mô-tơ điện về sau được thay thế bằng loại buồng đốt gas.
|
Xe quét mìn Goliath.
|
Goliath được thiết kế có thể mang theo khối thuốc nổ liều cao loại 60kg hoặc 100kg dùng để định vị các bãi mìn cũng như chuyển ngòi nổ tới các vị trí phòng thủ. Ngoài ra, với khả năng mang thuốc nổ, nó còn được dùng như một loại vũ khí tấn công cảm tử tiêu diệt xe tăng, phá hủy các công sự kiện cố, bộ binh tập trung.
Quân đội Phát xít Đức đã sản xuất hơn 7.000 cỗ Goliath trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới 2 và chúng có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho các loại vũ khí được điều khiển bằng radio.
Loại vũ khí nguy hiểm này được xem là "ông tổ" của xe chiến đấu (hoặc robot) không người lái (UGV) ngày nay đang được các nước như Israel, Nga, Mỹ phát triển.
4. Máy bay mang động cơ tên lửa cho tốc độ nhanh hơn 300 mph (482,8 km/h)
Vào cuối những năm 1930, Đức đã phát triển loại máy bay Messerschmitt Me 163 Komet chạy bằng động cơ tên lửa cho tốc độ tới 700 mph (khoảng 1126,54 km/h).
“Trong suốt thời kỳ này, ngay cả máy bay nhanh nhất của Mỹ là loại chiến đấu cơ P-51 Mustang cũng chỉ đạt tốc độ gần 440 mph (708,11 km/h)”, tạp chí Weapons of WWII tiết lộ.
|
Máy bay Komet.
|
Đã có hơn 300 máy bay Komet được chế tạo. Các máy bay này đều mang pháo nòng đôi cỡ 30 mm. Tốc độ của Komet giống như một “vật báu” mà cũng như một “lời nguyền”. Bởi với tốc độ như vậy Komet có thể tránh được cả đạn của các xạ thủ quân đông minh và cũng có thể tấn công một cách nhanh chóng tới máy bay quân đồng minh.