Hệ thống cầu phao PP-91 được sản xuất vào năm 1992 nhằm thay thế cho loại xe cầu phao PMP huyền thoại vốn được nhiều nước sử dụng (trong đó có cả Việt Nam).Để lắp đặt một bộ cầu phao, hệ thống xe cầu phao PP-91 sẽ bao gồm: 8 xe cơ giới MZ-235 chở các đốt phao; 4 ca nô BMK-225; 32 đốt phao cùng các xe chở các thiết bị chuyên dụng lắp cầu phao khác. Ảnh: xe tải chở ca nô BMK-225 dùng để lắp và đẩy phà.Các xe chở ca nô BMK-225.Các xe chở đốt pháo của hệ thống PP-91 có thể lắp đặt các loại cầu phao có tải trọng khác nhau, bao gồm loại cầu phao có tải trọng 90 tấn, 190 tấn và 380 tấn.Xe chở đốt phao đang phăng phăng tiến ra sông trong một cuộc tập trận huấn luyện của công binh Nga.Các đốt phao được thả xuống sông.PP-91 có thể thả 8 phà có tải trọng 90 tấn chỉ trong 15 phút, 4 phà công suất 190 tấn trong 20 phút và 2 phà công suất 380 tấn trong 25 phút.Các đầu phà đều được thiết kế phần miệng nối. Sau khi được thả xuống, lính công binh sẽ dùng ca nô và các thiết bị khác để lắp ráp các đốt phao vào nhau tạo thành cầu phao nổi.Các loại cầu phao này có khả năng vận tải các thiết bị vũ khí hạng nặng và di chuyển với vận tốc tối đa tới 14 km/h.Các xe tải chở đốt phao đều được thiết kế bộ phận đặc biệt ở phía sau.Sau khi binh sĩ và vũ khí đã được di chuyển sang bên kia sông, các xe chở đốt cầu phao PP-91 tức tốc đi thu lại phà.Các đốt phà được thu về mỗi xe tải.Nhờ cấu trúc đặc biệt, các xe tải có thể thu các đốt phao gọn lại như xếp.Hiện nay Nga đã tiến hành hiện đại hóa loại hệ thống xe cầu phao PP-91 thành loại PP-91M (hay còn gọi là PP-2005).PP-91 là loại phương tiện công binh vô cùng lợi hại trong trường hợp phải hành quân qua các khu vực sông nước. Không những thế, PP-91 cũng đặc biệt hữu ích trong các tình huống tham gia cứu hộ ở vùng lũ lụt.Hiện công binh Việt Nam chủ yếu sử dụng cầu phao PMP đã có tuổi đời hàng chục năm. Trong tương lai, PP-91 có thể sẽ chở thành ứng viên sáng giá nếu Việt Nam muốn hiện đại hóa trang bị công binh.
Hệ thống cầu phao PP-91 được sản xuất vào năm 1992 nhằm thay thế cho loại xe cầu phao PMP huyền thoại vốn được nhiều nước sử dụng (trong đó có cả Việt Nam).
Để lắp đặt một bộ cầu phao, hệ thống xe cầu phao PP-91 sẽ bao gồm: 8 xe cơ giới MZ-235 chở các đốt phao; 4 ca nô BMK-225; 32 đốt phao cùng các xe chở các thiết bị chuyên dụng lắp cầu phao khác. Ảnh: xe tải chở ca nô BMK-225 dùng để lắp và đẩy phà.
Các xe chở ca nô BMK-225.
Các xe chở đốt pháo của hệ thống PP-91 có thể lắp đặt các loại cầu phao có tải trọng khác nhau, bao gồm loại cầu phao có tải trọng 90 tấn, 190 tấn và 380 tấn.
Xe chở đốt phao đang phăng phăng tiến ra sông trong một cuộc tập trận huấn luyện của công binh Nga.
Các đốt phao được thả xuống sông.
PP-91 có thể thả 8 phà có tải trọng 90 tấn chỉ trong 15 phút, 4 phà công suất 190 tấn trong 20 phút và 2 phà công suất 380 tấn trong 25 phút.
Các đầu phà đều được thiết kế phần miệng nối. Sau khi được thả xuống, lính công binh sẽ dùng ca nô và các thiết bị khác để lắp ráp các đốt phao vào nhau tạo thành cầu phao nổi.
Các loại cầu phao này có khả năng vận tải các thiết bị vũ khí hạng nặng và di chuyển với vận tốc tối đa tới 14 km/h.
Các xe tải chở đốt phao đều được thiết kế bộ phận đặc biệt ở phía sau.
Sau khi binh sĩ và vũ khí đã được di chuyển sang bên kia sông, các xe chở đốt cầu phao PP-91 tức tốc đi thu lại phà.
Các đốt phà được thu về mỗi xe tải.
Nhờ cấu trúc đặc biệt, các xe tải có thể thu các đốt phao gọn lại như xếp.
Hiện nay Nga đã tiến hành hiện đại hóa loại hệ thống xe cầu phao PP-91 thành loại PP-91M (hay còn gọi là PP-2005).
PP-91 là loại phương tiện công binh vô cùng lợi hại trong trường hợp phải hành quân qua các khu vực sông nước. Không những thế, PP-91 cũng đặc biệt hữu ích trong các tình huống tham gia cứu hộ ở vùng lũ lụt.
Hiện công binh Việt Nam chủ yếu sử dụng cầu phao PMP đã có tuổi đời hàng chục năm. Trong tương lai, PP-91 có thể sẽ chở thành ứng viên sáng giá nếu Việt Nam muốn hiện đại hóa trang bị công binh.