Trong nhiều thập niên, quân đội Mỹ và các đối tác tư nhân đã liên tục thực hiện các dự án hướng đến một công nghệ như là khoa học viễn tưởng, đó là ý định cho ra đời một bộ quần áo robot. Bộ quần áo đó có thể làm tăng thêm sức mạnh tự nhiên cho quân nhân, cho phép họ có thể nâng được những vật nặng không tưởng được và chạy trên chiến trường với tốc độ đáng kinh ngạc.Hiện nay các loại quần áo này khác nhau về tính năng, nhưng nó có thể cho phép binh sỹ mang được trọng lượng gấp 17 lần người thường và giảm đáng kể sự mệt mỏi cho họ trên đường hành quân. Ví dụ với bộ quần áo dạng này, người lính có thể mang nặng 400 pound nhưng họ chỉ cảm nhận như là mang 23,5 pound.Theo Wearethemighty, ý tưởng chế tạo quần áo robot đã có từ 50 năm qua nhưng nó chỉ thực sự tăng tốc từ những năm 1990. Sau nhiều nguyên mẫu cồng kềnh và chưa tiện dụng, vào năm 1997, công ty Cyberdyne của Nhật đã đưa ra nguyên mẫu đầu tiên của bộ quần áo robot mang tên Limb Assistive Hybrid (HAL).Quân đội Mỹ và Hàn Quốc muốn cung cấp tài trợ cho chương trình nhưng công ty này muốn tránh ứng dụng quân sự cho công nghệ của họ. Nguyên mẫu đầu tiên được tạo ra tại Đại học Tsukuba với mục đích hỗ trợ người tàn tật và người già trong công việc hàng ngày. Toàn bộ hệ thống HAL ban đầu được gắn máy tính và pin với khối lượng đến 49 pound (hơn 20 kg).Năm 2013, thế hệ thứ 5 của nguyên mẫu HAL đã được nhận giấy chứng nhận an toàn toàn cầu dùng trong y tế trên toàn thế giới. HAL 5 đã giảm được một nửa khối lượng so với nguyên mẫu HAL ban đầu, chỉ còn 22 pound. Nó có thể cảm nhận tín hiệu sinh học trên bề mặt da để phản ánh thành chuyển động của người dùng.Bộ HAL 5 có thể hoạt động trong khoảng 1 tiếng rưỡi trong một lần sạc pin đầy. Trong thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật, các nhân viên cứu hộ đã sử dụng bộ quần áo này vì nó có thể cho phép họ mặc đồ bảo hộ nhiều hơn và làm việc lâu hơn mà không mệt mỏi. Ảnh minh họa một bộ quần áo robot do Mỹ phát triển.Trong khi đó, ở Mỹ, năm 2000, cơ quan phát triển vũ khí và công nghệ của Mỹ (DPRPA) cũng tài trợ 50 triệu USD cho một mẫu quần áo robot mang tên Berkeley Lower Extremity Exoskeleton (BLEEX). Mẫu thử nghiệm này cho phép người dùng có thể đeo trên người hơn 200 pound (hơn 100 kg) mà không có cảm giác nặng.Năm 2006, DPRPA lại cấp tiền cho công ty Sarcos ở bang Utah để phát triển một bộ quần áo robot mang tên XOS. Bộ này cho phép người dùng mang trọng lượng gấp 6 lần người thường tức là khoảng 180 pound mà cảm giác như chỉ có 30 pound. Trong ảnh là XOS 2.Sang năm sau, tập đoàn Raytheon mua lại Sarcos và đến 2010 họ phát hành XOS 2 với một loạt tính năng cải tiến hơn. XOS 2 cho phép người dùng mang được trọng lượng gấp 17 lần sức mang người thường. Nó cũng có khối lượng giảm 10% và tiêu thụ mức năng lượng ít hơn một nửa so với XOS.Theo Daily Tech năm 2000, một hướng khác trong phát triển quần áo robot được phát triển với sản phẩm là Human Universal Load Carrier (HULC). Đây thực chất là một hệ thống xương bên ngoài cơ thể để giúp người mang nó tăng sức mạnh trong việc mang vác nặng với trọng lượng lên tới 200 pound.Năm 2009, HULC được phát triển để phục vụ quân sự. Nó có thể hoạt động trong nhiều địa hình đa dạng và hỗ trợ khả năng tải trọng ở cả trước và sau đồng thời có đủ năng lượng để hoạt động liên tục trong 8 giờ.Song song với các công ty tư nhân, DARPA cũng thực hiện chương trình Warrior Web nhằm tạo ra một thiết bị để bảo vệ các khớp xương cho người lính. Thiết bị này giúp một người lính có thể dễ dàng mang vác nặng mà các khớp xương của họ không phải chịu quá nhiều áp lực.Hơn 50 năm qua, các thiết kế quần áo robot đã đi từ một công nghệ chưa được chứng minh và thậm chí hơi ảo tưởng đến những sản phẩm thực tế. Bây giờ chúng đang trở nên nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng và linh hoạt hơn. Những thành công này có nghĩa là vấn đề Mỹ phát triển công nghệ này sang một phiên bản quân sự thực tế chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trong nhiều thập niên, quân đội Mỹ và các đối tác tư nhân đã liên tục thực hiện các dự án hướng đến một công nghệ như là khoa học viễn tưởng, đó là ý định cho ra đời một bộ quần áo robot. Bộ quần áo đó có thể làm tăng thêm sức mạnh tự nhiên cho quân nhân, cho phép họ có thể nâng được những vật nặng không tưởng được và chạy trên chiến trường với tốc độ đáng kinh ngạc.
Hiện nay các loại quần áo này khác nhau về tính năng, nhưng nó có thể cho phép binh sỹ mang được trọng lượng gấp 17 lần người thường và giảm đáng kể sự mệt mỏi cho họ trên đường hành quân. Ví dụ với bộ quần áo dạng này, người lính có thể mang nặng 400 pound nhưng họ chỉ cảm nhận như là mang 23,5 pound.
Theo Wearethemighty, ý tưởng chế tạo quần áo robot đã có từ 50 năm qua nhưng nó chỉ thực sự tăng tốc từ những năm 1990. Sau nhiều nguyên mẫu cồng kềnh và chưa tiện dụng, vào năm 1997, công ty Cyberdyne của Nhật đã đưa ra nguyên mẫu đầu tiên của bộ quần áo robot mang tên Limb Assistive Hybrid (HAL).
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc muốn cung cấp tài trợ cho chương trình nhưng công ty này muốn tránh ứng dụng quân sự cho công nghệ của họ. Nguyên mẫu đầu tiên được tạo ra tại Đại học Tsukuba với mục đích hỗ trợ người tàn tật và người già trong công việc hàng ngày. Toàn bộ hệ thống HAL ban đầu được gắn máy tính và pin với khối lượng đến 49 pound (hơn 20 kg).
Năm 2013, thế hệ thứ 5 của nguyên mẫu HAL đã được nhận giấy chứng nhận an toàn toàn cầu dùng trong y tế trên toàn thế giới. HAL 5 đã giảm được một nửa khối lượng so với nguyên mẫu HAL ban đầu, chỉ còn 22 pound. Nó có thể cảm nhận tín hiệu sinh học trên bề mặt da để phản ánh thành chuyển động của người dùng.
Bộ HAL 5 có thể hoạt động trong khoảng 1 tiếng rưỡi trong một lần sạc pin đầy. Trong thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật, các nhân viên cứu hộ đã sử dụng bộ quần áo này vì nó có thể cho phép họ mặc đồ bảo hộ nhiều hơn và làm việc lâu hơn mà không mệt mỏi. Ảnh minh họa một bộ quần áo robot do Mỹ phát triển.
Trong khi đó, ở Mỹ, năm 2000, cơ quan phát triển vũ khí và công nghệ của Mỹ (DPRPA) cũng tài trợ 50 triệu USD cho một mẫu quần áo robot mang tên Berkeley Lower Extremity Exoskeleton (BLEEX). Mẫu thử nghiệm này cho phép người dùng có thể đeo trên người hơn 200 pound (hơn 100 kg) mà không có cảm giác nặng.
Năm 2006, DPRPA lại cấp tiền cho công ty Sarcos ở bang Utah để phát triển một bộ quần áo robot mang tên XOS. Bộ này cho phép người dùng mang trọng lượng gấp 6 lần người thường tức là khoảng 180 pound mà cảm giác như chỉ có 30 pound. Trong ảnh là XOS 2.
Sang năm sau, tập đoàn Raytheon mua lại Sarcos và đến 2010 họ phát hành XOS 2 với một loạt tính năng cải tiến hơn. XOS 2 cho phép người dùng mang được trọng lượng gấp 17 lần sức mang người thường. Nó cũng có khối lượng giảm 10% và tiêu thụ mức năng lượng ít hơn một nửa so với XOS.
Theo Daily Tech năm 2000, một hướng khác trong phát triển quần áo robot được phát triển với sản phẩm là Human Universal Load Carrier (HULC). Đây thực chất là một hệ thống xương bên ngoài cơ thể để giúp người mang nó tăng sức mạnh trong việc mang vác nặng với trọng lượng lên tới 200 pound.
Năm 2009, HULC được phát triển để phục vụ quân sự. Nó có thể hoạt động trong nhiều địa hình đa dạng và hỗ trợ khả năng tải trọng ở cả trước và sau đồng thời có đủ năng lượng để hoạt động liên tục trong 8 giờ.
Song song với các công ty tư nhân, DARPA cũng thực hiện chương trình Warrior Web nhằm tạo ra một thiết bị để bảo vệ các khớp xương cho người lính. Thiết bị này giúp một người lính có thể dễ dàng mang vác nặng mà các khớp xương của họ không phải chịu quá nhiều áp lực.
Hơn 50 năm qua, các thiết kế quần áo robot đã đi từ một công nghệ chưa được chứng minh và thậm chí hơi ảo tưởng đến những sản phẩm thực tế. Bây giờ chúng đang trở nên nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng và linh hoạt hơn. Những thành công này có nghĩa là vấn đề Mỹ phát triển công nghệ này sang một phiên bản quân sự thực tế chỉ còn là vấn đề thời gian.