“Câu chuyện xảy ra vào thời kỳ tình hữu nghị giữa Liên Xô và Cu Ba là nồng thắm. Hồi đó các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của chúng ta thường xuyên bay quanh Cu Ba và chụp ảnh mọi thứ có thể. Cũng vậy, người Mỹ duy trì ở khu vực này tàu chiến của mình, trong đó có mấy tàu sân bay”, cựu chiến binh không quân kể lại với tờ Pikabu.ru.
Trong phi vụ ngày hôm đó (thời điểm không được tiết lộ), chiếc Tu-95 đang bay trên bầu trời đại dương (Tu-95 là máy bay to lớn, sải cánh rộng hơn boong tàu sân bay, trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn), nó bay không đụng chạm đến ai cả, từ phía bên trái một chiếc tiêm kích đánh chặn Mỹ tiến đến gần.
|
Tiêm kích F-4 Mỹ "hộ tống" máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Liên Xô.
|
Lúc đó, phi công Mỹ ra hiệu “mở khoang chứa bom ra” (nếu chẳng may Tu-95 mang theo bom định ném xuống sân bay của tiêm kích). Phi công Nga mở cửa khoang chứa bom, phi công Mỹ bay đến từ phía dưới, thấy rõ không có gì ở đó ngoài thiết bị chụp ảnh thì hoàn toàn yên tâm.
Theo vị cựu chiến binh, chiếc tiêm kích Mỹ khi lại bay ngang với Tu-95, viên phi công này mỉm cười, nháy mắt, sau đó nghiêng bụng máy bay mình treo đầy tên lửa không đối không, đáp trả, Tu-95 cũng quay ụ pháo đuôi của mình (coi như là “trao đổi thiện chí”). Song phi công Mỹ không yên lòng và quyết định đùa một chút, anh ta ra hiệu “hạ cánh đi!”.
Phi công Nga hỏi lại: “Hạ cánh ư?”
– “Yes!” (Đúng vậy!)
– “Xuống tàu sân bay à?”
– “Yes!” (Đúng vậy!)
– “ОK” (Được thôi) - các phi công Nga trả lời và khi bay đến gần tàu sân bay Mỹ thì bắt đầu hạ độ cao…
Vị cựu chiến binh kể lạ, họ chuẩn bị hạ cánh như sau… Họ hạ độ cao và giảm tốc độ… kéo tất cả các cánh lái của cánh máy bay phía trước và cánh phía đuôi lên… Kéo mũi máy bay lên … Thậm chí hạ tất cả càng xuống.
|
Khi đó, chiếc Tu-95 vào trạng thái hạ cánh hoàn toàn khiến thủy thủ tàu sân bay Mỹ mất vía. Ảnh minh họa
|
Thời điểm đó, các thủy thủ Mỹ hết vía khi thấy chiếc máy bay khổng lồ này chắc sẽ đáp xuống chỗ họ, và khéo máy bay cùng kết cấu trên boong và người sẽ chỉ còn sót lại đường băng, và họ bắt đầu nhảy xuống biển. Chiều cao đến mặt nước thật chẳng dễ chịu tí nào, khoảng từ tầng 7 nhảy xuống.
Tất nhiên máy bay Nga không hạ cánh xuống tàu sân bay, vào khoảnh khắc cuối cùng chiếc Tu-95 ngoặt sang bên và bay đi trên độ cao tối thiểu để tránh radar địch.
Những người chứng kiến có mặt trên sân bay căn cứ kể lại, sau khi hạ cánh, các phi công Nga đã thật sự cười lăn ra khỏi máy bay.