Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất. Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160. Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn). Tupolev thiết kế cho Tu-160 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32 cho phép đạt tốc độ 2.220km/h. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ). Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa. Trong kho vũ khí của Tu-160 đáng lưu ý là có tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 đạt tầm bắn 2.500-3.000km.
Tu-22M3 là biến thể máy bay ném bom chiến lược Tu-22M do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1960 cho nhiệm vụ oanh tạc mặt đất tầm xa và tiến công tàu sân bay.
Tu-22M3 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.000km/h. Với tốc độ này, Tu-22M3 chiếm luôn vị trí máy bay ném bom hạng nặng nhanh thứ 2 thế giới, đẩy B-1B của Mỹ về vị trí thứ 3. Tu-22M3 có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí trong thân và trên cánh, gồm: 3-10 tên lửa hành trình chống tàu Raduga Kh-22 (trong thân và trên cánh) và 69 quả bom thông thường FAB-250. Trong đó, Raduga Kh-22 đạt tầm bắn tới 600km, tốc độ hành trình gấp hơn 4 lần vận tốc âm thanh, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350-1.000 kiloton. Đây được xem là một trong những vũ khí diệt tàu sân bay mạnh nhất nước Nga.Ngoài máy bay siêu thanh Tu-160 và Tu-22M3, Không quân chiến lược Nga còn duy trì khoảng 63 chiếc oanh tạc cơ “bà già” Tu-95MS. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn phục vụ trên thế giới.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô.
"Quái vật" Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn. Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh, nó cũng có thể mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55. Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M cho phép đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới. Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.
Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.
Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).
Tupolev thiết kế cho Tu-160 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32 cho phép đạt tốc độ 2.220km/h. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ). Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa. Trong kho vũ khí của Tu-160 đáng lưu ý là có tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 đạt tầm bắn 2.500-3.000km.
Tu-22M3 là biến thể máy bay ném bom chiến lược Tu-22M do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1960 cho nhiệm vụ oanh tạc mặt đất tầm xa và tiến công tàu sân bay.
Tu-22M3 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.000km/h. Với tốc độ này, Tu-22M3 chiếm luôn vị trí máy bay ném bom hạng nặng nhanh thứ 2 thế giới, đẩy B-1B của Mỹ về vị trí thứ 3.
Tu-22M3 có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí trong thân và trên cánh, gồm: 3-10 tên lửa hành trình chống tàu Raduga Kh-22 (trong thân và trên cánh) và 69 quả bom thông thường FAB-250. Trong đó, Raduga Kh-22 đạt tầm bắn tới 600km, tốc độ hành trình gấp hơn 4 lần vận tốc âm thanh, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350-1.000 kiloton. Đây được xem là một trong những vũ khí diệt tàu sân bay mạnh nhất nước Nga.
Ngoài máy bay siêu thanh Tu-160 và Tu-22M3, Không quân chiến lược Nga còn duy trì khoảng 63 chiếc oanh tạc cơ “bà già” Tu-95MS. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn phục vụ trên thế giới.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô.
"Quái vật" Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn.
Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh, nó cũng có thể mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55.
Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M cho phép đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới. Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.