Thực hiện lệnh của cấp trên, 10h sáng 25/2, Trung đoàn 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã sử dụng 2 trực thăng Mi-171 và một chiếc Mi-172 thực hiện nhiệm vụ bay cứu hộ đưa gần 30 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng cùng thiết bị y tế hiện đại của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức lên giúp đỡ tỉnh Lai Châu cứu chữa người bị nạn trong vụ sập cầu treo tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Dân Việt
Mặc dù thời tiết trước, trong và sau quá trình bay diễn biến phức tạp, nhưng do làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, phi công và các thành phần bay của Trung đoàn 916 đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt các chuyến bay theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Ảnh: QĐND
Loại Mi-171 được Trung đoàn 916 sử dụng cho nhiệm vụ đặc biệt này là mẫu trực thăng vận tải đa năng thế hệ mới được nhập khẩu từ Nga. Mi-171 là biến thể xuất khẩu của mẫu nội địa Mi-8AMT được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude (nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga). Ảnh: Planespotters
Mẫu Mi-171 có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả dân sự và quân sự: vận tải (tối đa 4 tấn trong khoang, 5 tấn treo ngoài), chở hàng, chở khách (tối đa 30 người hoặc 12 cáng cứu thương), tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vũ trang rocket – súng máy yểm trợ hỏa lực (tối đa 1,5 tấn). Hai chiếc trực thăng Mi-171 bay lên Lai Châu đều được sơn màu sơn dành cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, nó cũng thường xuyên điều tham gia hoạt động diễn tập chống khủng bố (đưa lính đặc nhiệm đổ bộ).
Mi-171 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục rất khỏe Klimov TV3-117VM cho tốc độ tối đa 250km/h, tầm bay 465km, trần bay 6km.
Còn Mi-172 là biến thể dân sự của Mi-8MTV-3 được nhà máy Kazan chế tạo. Ở Việt Nam thì Mi-172 hoạt động trong các đơn vị bay dịch vụ (chở khách du lịch) hoặc phục vụ chở các cán bộ Bộ Quốc phòng, Đảng và Nhà nước. Ảnh: Jetphotos.net
Khả năng mang tải của Mi-172 tương đương Mi-171 vì dẫu sao nó cùng phát triển dựa trên khung thân cơ sở Mi-8. Dù vậy vẫn có một số điểm khác biệt trên khung thân, dễ nhận thấy là cửa đuôi của Mi-172 có điểm khác với cửa đuôi Mi-171. Ảnh: Flick
Trong ảnh là khoang chở khách lịch sự, tiện nghi của Mi-172. Ảnh: Flick
Bảng điều khiển trong buồng lái Mi-172 tại sân bay Gia Lâm. Ảnh: Flick
Một chiếc Mi-172 thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng.
Thực hiện lệnh của cấp trên, 10h sáng 25/2, Trung đoàn 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã sử dụng 2 trực thăng Mi-171 và một chiếc Mi-172 thực hiện nhiệm vụ bay cứu hộ đưa gần 30 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng cùng thiết bị y tế hiện đại của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức lên giúp đỡ tỉnh Lai Châu cứu chữa người bị nạn trong vụ sập cầu treo tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Dân Việt
Mặc dù thời tiết trước, trong và sau quá trình bay diễn biến phức tạp, nhưng do làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, phi công và các thành phần bay của Trung đoàn 916 đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt các chuyến bay theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Ảnh: QĐND
Loại Mi-171 được Trung đoàn 916 sử dụng cho nhiệm vụ đặc biệt này là mẫu trực thăng vận tải đa năng thế hệ mới được nhập khẩu từ Nga. Mi-171 là biến thể xuất khẩu của mẫu nội địa Mi-8AMT được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude (nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga). Ảnh: Planespotters
Mẫu Mi-171 có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả dân sự và quân sự: vận tải (tối đa 4 tấn trong khoang, 5 tấn treo ngoài), chở hàng, chở khách (tối đa 30 người hoặc 12 cáng cứu thương), tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vũ trang rocket – súng máy yểm trợ hỏa lực (tối đa 1,5 tấn). Hai chiếc trực thăng Mi-171 bay lên Lai Châu đều được sơn màu sơn dành cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, nó cũng thường xuyên điều tham gia hoạt động diễn tập chống khủng bố (đưa lính đặc nhiệm đổ bộ).
Mi-171 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục rất khỏe Klimov TV3-117VM cho tốc độ tối đa 250km/h, tầm bay 465km, trần bay 6km.
Còn Mi-172 là biến thể dân sự của Mi-8MTV-3 được nhà máy Kazan chế tạo. Ở Việt Nam thì Mi-172 hoạt động trong các đơn vị bay dịch vụ (chở khách du lịch) hoặc phục vụ chở các cán bộ Bộ Quốc phòng, Đảng và Nhà nước. Ảnh: Jetphotos.net
Khả năng mang tải của Mi-172 tương đương Mi-171 vì dẫu sao nó cùng phát triển dựa trên khung thân cơ sở Mi-8. Dù vậy vẫn có một số điểm khác biệt trên khung thân, dễ nhận thấy là cửa đuôi của Mi-172 có điểm khác với cửa đuôi Mi-171. Ảnh: Flick
Trong ảnh là khoang chở khách lịch sự, tiện nghi của Mi-172. Ảnh: Flick
Bảng điều khiển trong buồng lái Mi-172 tại sân bay Gia Lâm. Ảnh: Flick
Một chiếc Mi-172 thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng.