Theo tờ RIR, từ sau cuộc xung đột với Georgia vào năm 2008 các công ty quốc phòng của Nga đã tiến hành phát triển một loạt các máy bay không người lái (UAV) thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ phía Quân đội Nga cho các nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu trên không. Trong khi các mẫu UAV do Liên Xô phát triển như Yakovlev Pchela hay Tupolev Tu-143 đã trở nên lỗi thời.
Theo Ovanes Mikoyan - con trai của tổng công trình sư Artem Mikoyan một trong những thành viên sáng lập nên Phòng thiết kế máy bay Mikoyan-Gurevich (MiG), đang làm cố vấn thiết kế cho Tổng công ty chế tạo máy bay MiG cho hay, Nga cần phải phát triển một thế hệ máy bay không người lái hoàn toàn mới cho nhu cầu hiện tại.
|
Dù được đánh giá khá cao nhưng máy bay không người lái tàng hình Skat do MiG phát triển lại sớm bị loại bỏ.
|
Cũng theo Ovanes Mikoyan, một phi công lái máy bay chiến đấu không cần phải trực tiếp điều khiển máy bay trong một trận không chiến, thay vào đó anh ta có thể điều khiển UAV chiến đấu từ trạm điều khiển mặt đất. Và hầu hết các loại máy bay không người lái hiện nay đều có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà một máy bay chiến đấu thông thường có thể được giao, cho dù việc vận hành các phi đội UAV không hề dễ dàng nhưng nó lại hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về người.
Và ở Nga, giống như nhiều công ty khác Tổng công ty chế tạo máy bay MiG cũng có những kế hoạch phát triển các mẫu máy bay không người lái của riêng mình. Hiện tại, MiG đang có khá nhiều ý tưởng về việc phát triển một thế hệ UAV mới tại phòng thiết kế và công ty được sự hổ trợ khá lớn từ phía chính phủ Nga. Máy bay không người lái không những là tương lai của Tổng công ty chế tạo máy bay MiG mà còn là tương lai của ngành công nghiệp hàng không Nga, Mikoyan cho biết.
Đáng chú ý là việc MiG và công ty chế tạo động cơ Klimov cùng nhau hợp tác cho ra mắt dòng máy bay không người lái tàng hình sử dụng động cơ phản lực có tên Skat, mẫu UAV này được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2007.
Skat sở hữu các tính năng khá vượt trội so với các dòng UAV cùng loại như có trọng lượng cất cánh tối 10 tấn với tầm hoạt động hơn 2.000km, điểm đặc biệt của Skat vẫn là khả năng tàng hình tương tự như UAV X-47B của Quân đội Mỹ tuy nhiên sau đó chương trình Skat lại sớm bị MiG hủy bỏ.
|
UAV tàng hình Skat được thiết kế để có thể mang theo hầu hết các loại tên lửa tấn công tiên tiến của Quân đội Nga.
|
Vào tháng 7/2012, với chiến thắng áp đảo trong một gói thầu kín do Bộ quốc phòng Nga tổ chức, hãng hàng không Sukhoi chính thức dành được hợp đồng phát triển một dòng UAV hạng nặng cho Quân đội Nga với trọng lượng cất cánh tối đa từ 10 đến 20 tấn.
Đến tháng 10/2012, MiG và Sukhoi bất ngờ ký kết một thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển một dòng máy bay không người lái mới cho Quân đội Nga. Như vật dù Sukhoi dành được gói thầu từ Bộ quốc phòng Nga nhưng vẫn phải hợp tác MiG công ty vốn có kinh nghiệm hơn trong việc phát triển các mẫu UAV hạng nặng.
Theo một số báo cáo, nguyên mẫu UAV đầu tiên do MiG và Sukhoi phát triển sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2018. Mgoài ra UAV này cũng sẽ được trang bị các công nghệ hàng không tiên tiến tương tự như của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 T-50 do Sukhoi phát triển.
Trước đó, Bộ quốc phòng Nga từng chi hơn 90 triệu USD dành cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ máy bay không người lái của nước này tuy nhiên không mang lại mấy kết quả. Sau đó để hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, Nga đã mua khá nhiều dòng UAV từ Israel như IAI Searcher Mk II và IAI Bird Eye 400 cùng với đó là việc mua lại công nghệ sản xuất từ Israel và cho ra đời các biến thể UAV nội địa Forpost (Outpost) và Zastava (Frontier Post) sở hữu thiết kế tương tự.
|
Hình ảnh được cho là nguyên mẫu UAV Altius-M do Transas phát triển.
|
Các công ty khác của Nga như Transas và Viện thiết kế Sokol cũng bắt đầu tham gia phát triển các mẫu máy bay không người lái thế hệ mới từ năm 2011 cho đến nay, với nguyên mẫu UAV thử nghiệm có tên Altius-M (Altair) và sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm nay.
Trong khi đó, máy bay không người lái Dozor-600 do Transas phát triển lại được xem như phiên bản UAV Predator của Nga với khả năng không chiến tương tự như các loại UAV tấn công của Quân đội Mỹ, tuy nhiên Dozor-600 lại mới trong giai đoạn thử nghiệm.
Hiện tại, ngoài các UAV của Israel Quân đội Nga còn sử dụng thêm các UAV tầm ngắn Orlan-10 và Grusha do Nga tự phát triển cùng với đó binh sĩ Nga cũng được đào tạo sử dụng loại UAV Iskatel có thiết kế tương tự UAV Seeker 400 do Nam Phi phát triển, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều thông tin về loại UAV này trong Quân đội Nga.