Đó chỉ là một trong nhiều tính năng tiên tiến mà Bộ Quốc phòng Mỹ muốn phát triển trong vòng 25 năm tới, trong Lộ trình Phát triển Hệ thống không người lái (USIR).
Lộ trình được đưa ra gần đây cho thấy kế hoạch phát triển rộng rãi các phương tiện không người lái cả trên không, trên đất liền và trên biển. UAV được ưu tiên đặc biệt, cơ động hơn, chính xác hơn, trang bị vũ khí nhiều hơn và cũng chủ động hơn trong hoạt động.
|
Ảnh minh họa.
|
Máy bay không người lái hiện nay chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS). Tuy nhiên, tín hiệu vệ tinh GPS hiện rất dễ bị gây nhiễu. Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) muốn giải quyết vấn đề này bằng hệ thống dẫn đường quán tính chống gây nhiễu.
Một lĩnh vực khác được quan tâm là vũ khí, Bộ Quốc phòng Mỹ hình dung ra một “tàu mẹ” mang các đạn con cùng với camera gắn ngoài. Các đạn con được phóng ra và bay lượn trên bầu trời, người điều khiển sẽ định vị mục tiêu qua camera cho các đạn con lao vào mục tiêu tấn công. Tầm tấn công có thể lên đến 250 hải lí, tức 463km.
Không chỉ vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ còn muốn các đòn tấn công của UAV trở nên thật mạnh mẽ. Chìa khóa cho vấn đề là phát triển các “hạt nano năng lượng”. Từ các hạt có diện tích bề mặt lớn hơn, các chất hóa học trong phản ứng nhanh hơn và sẽ cho cho vụ nổ mạnh hơn.
Sau cùng, sẽ gia tăng tính tự chủ cho máy bay không người lái. Hiện nay việc điều khiển các máy bay không người lái cần nhiều nhân lực chuyên sâu, và do đó thì chi phí rất đắt đỏ.
|
Mỹ muốn UAV tự chủ nhiều hơn trong tương lai, mang vũ khí mạnh hơn.
|
Bộ Quốc phòng Mỹ muốn giảm chi phí này bằng cách gia tăng khả năng tự quyết định cho UAV, hạn chế việc con người phải can thiệp vào quá trình điều khiển. Điều này đòi hỏi máy bay phải có khả năng hoạt động độc lập, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được lập trình theo phương án tối ưu nhất.
Tất nhiên, nói dễ hơn làm, máy bay không người lái sẽ phải được lập trình hành động thật chính xác. Điều này đòi hỏi các thuật toán được viết cẩn thận, cộng thêm với các thiết bị định vị và cảm biến chính xác hơn.
Tuy nhiên, bất chấp những rào cản kỹ thuật và ngân sách, các tác giả của kế hoạch dự đoán những kết quả to lớn thu được từ những tiến bộ như vậy. Nếu Quân đội Mỹ đối đầu với những đối thủ ngang hàng, máy bay của Mỹ sẽ hiệu quả hơn và có hiệu suất cao hơn.