Đại diện thứ 6 là hệ thống máy bay không người lái đa năng Heron do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Isarel (IAI) sản xuất. Hiện nay Heron đã được sử dụng bởi hơn 20 quốc gia cho hàng loạt nhiệm vụ như tình báo, giám sát, tuần tra trên biển và các nhiệm vụ chiến thuật khác. Heron có tải trọng 400kg cho phép mang nhiều loại cảm biến quang điện/hồng ngoại, thông tin liên lạc và trinh sát (COMINT và ELINT), chuyển tiếp thông tin liên lạc và hệ thống radar. Nó sử dụng đường dây liên kết dữ liệu trực tiếp thị giác hoặc ngoài tầm nhìn ( BLOS ) với SATCOM để giao tiếp với các trạm điều khiển mặt đất. Heron trang bị một động cơ cánh quạt Rotax 914 cho phép bay tuần tra lâu đến 45 giờ, tùy theo tải trọng.
Mẫu UAV nổi tiếng được nhiều người biết đến của nước Mỹ, MQ-1 Predator được thiết kế bởi General Atomics Aeronautical Systems đứng vị trí thứ 7. Tuy không có thời gian bay “khủng” nhưng MQ-1 Predator nổi tiếng hơn nhiều loại ở điểm nó đã có kinh nghiệm thực chiến dài lâu, sử dụng ở nhiều cuộc chiến tranh.
Nó có tải trọng 340kg mang các máy quay hồng ngoại/quang điện (IR/EO), thiết bị chuyển tiếp thông tin liên lạc , hệ thống SIGINT/ESM, radar nhiều chế độ hoạt động trong mọi thời tiết Lynx và tên lửa Hellfire – UAV đầu tiên trên thế giới mang vũ khí chính xác cao. MQ-1 được điều khiển từ các trạm kiểm soát mặt đất thông qua liên kết dữ liệu băng C và SATCOM băng Ku. MQ-1 trang bị động cơ tuốc bin Rotax 914F cho tốc độ 135km/h, tầm bay xa 1.100km, trần bay 7,6km, hoạt động liên tục trên không 40 giờ.
Israel tiếp tục chiếm thêm một vị trí trong top 10 với thiết kế Hermes 900 do hãng Elbit Systems phát triển, được sử dụng trong nhiệm vụ trinh sát liên tục, giám sát, phát hiện mục tiêu (ISTAR). Hermes 900 hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2009 và đang phục vụ ở một vài nước trên thế giới. Hermes 900 trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cùng loại với MQ-1 cho tốc độ 220km, trần bay 9.100m, tuần tra liên tục trên không 36 giờ. Nó có thê mang nhiều loại cảm biến như quang điện, hồng ngoại, laser, radar SAR, radar chỉ thị mục tiêu di động (GMTI), radar tuần tra biển, khí tài tác chiến điện tử (EW), hệ thống quang phổ, chuyển tiếp thông tin liên lạc, giám sát khu vực rộng lớn và lập bản đồ.
Siêu UAV trinh thám tầng cao RQ-4 Global Hawk do Northrop Grumman (Mỹ) sản xuất chỉ đứng vị trí gần bét bảng. Dù đứng ở vị trí gần cuối top nhưng đây cũng là mẫu UAV đã trải qua nhiều hoạt động thực chiến và chứng minh hiệu suất tuyệt vời của mẫu này.
RQ-4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực Rolls Royce F137-RR-100 cho tốc độ tối đa 575km/h, tầm bay 14.000km, trần bay 18.200m, bay liên tục 32 giờ.
Đứng bét trong top 10 UAV bay lâu nhất thế giới là máy bay không người lái Patroller-R/M do hãng Sagem Pháp phát triển . Trong đó, mẫu Patroller-R được thiết kế để phục vụ cho nhiệm vụ không quân, trong khi Patroller-M hỗ trợ cho nhiệm vụ giám sát hàng hải thời gian dài. Tùy phiên bản, UAV có thể ở trên không từ 20 đến 30 giờ. Nhưng nếu chỉ mang mình các cảm biến quang điện / hồng ngoại, thì có thể lâu hơn 30 giờ.
Hai mẫu UAV này có thể mang nhiều khí tài trinh sát như quang điện/hồng ngoại, radar khẩu độ tổng hợp, radar hàng hải (phiên bản Patroller-M), hệ thống nhận dạng tự động (AIS), và các máy quét diện rộng. Hai móc treo cứng dưới cánh Patroller-R có thể được gắn trọng tải bổ sung hoặc thùng dầu phụ.
Đại diện thứ 6 là hệ thống máy bay không người lái đa năng Heron do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Isarel (IAI) sản xuất. Hiện nay Heron đã được sử dụng bởi hơn 20 quốc gia cho hàng loạt nhiệm vụ như tình báo, giám sát, tuần tra trên biển và các nhiệm vụ chiến thuật khác.
Heron có tải trọng 400kg cho phép mang nhiều loại cảm biến quang điện/hồng ngoại, thông tin liên lạc và trinh sát (COMINT và ELINT), chuyển tiếp thông tin liên lạc và hệ thống radar. Nó sử dụng đường dây liên kết dữ liệu trực tiếp thị giác hoặc ngoài tầm nhìn ( BLOS ) với SATCOM để giao tiếp với các trạm điều khiển mặt đất. Heron trang bị một động cơ cánh quạt Rotax 914 cho phép bay tuần tra lâu đến 45 giờ, tùy theo tải trọng.
Mẫu UAV nổi tiếng được nhiều người biết đến của nước Mỹ, MQ-1 Predator được thiết kế bởi General Atomics Aeronautical Systems đứng vị trí thứ 7. Tuy không có thời gian bay “khủng” nhưng MQ-1 Predator nổi tiếng hơn nhiều loại ở điểm nó đã có kinh nghiệm thực chiến dài lâu, sử dụng ở nhiều cuộc chiến tranh.
Nó có tải trọng 340kg mang các máy quay hồng ngoại/quang điện (IR/EO), thiết bị chuyển tiếp thông tin liên lạc , hệ thống SIGINT/ESM, radar nhiều chế độ hoạt động trong mọi thời tiết Lynx và tên lửa Hellfire – UAV đầu tiên trên thế giới mang vũ khí chính xác cao.
MQ-1 được điều khiển từ các trạm kiểm soát mặt đất thông qua liên kết dữ liệu băng C và SATCOM băng Ku. MQ-1 trang bị động cơ tuốc bin Rotax 914F cho tốc độ 135km/h, tầm bay xa 1.100km, trần bay 7,6km, hoạt động liên tục trên không 40 giờ.
Israel tiếp tục chiếm thêm một vị trí trong top 10 với thiết kế Hermes 900 do hãng Elbit Systems phát triển, được sử dụng trong nhiệm vụ trinh sát liên tục, giám sát, phát hiện mục tiêu (ISTAR). Hermes 900 hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2009 và đang phục vụ ở một vài nước trên thế giới.
Hermes 900 trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cùng loại với MQ-1 cho tốc độ 220km, trần bay 9.100m, tuần tra liên tục trên không 36 giờ. Nó có thê mang nhiều loại cảm biến như quang điện, hồng ngoại, laser, radar SAR, radar chỉ thị mục tiêu di động (GMTI), radar tuần tra biển, khí tài tác chiến điện tử (EW), hệ thống quang phổ, chuyển tiếp thông tin liên lạc, giám sát khu vực rộng lớn và lập bản đồ.
Siêu UAV trinh thám tầng cao RQ-4 Global Hawk do Northrop Grumman (Mỹ) sản xuất chỉ đứng vị trí gần bét bảng. Dù đứng ở vị trí gần cuối top nhưng đây cũng là mẫu UAV đã trải qua nhiều hoạt động thực chiến và chứng minh hiệu suất tuyệt vời của mẫu này.
RQ-4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực Rolls Royce F137-RR-100 cho tốc độ tối đa 575km/h, tầm bay 14.000km, trần bay 18.200m, bay liên tục 32 giờ.
Đứng bét trong top 10 UAV bay lâu nhất thế giới là máy bay không người lái Patroller-R/M do hãng Sagem Pháp phát triển . Trong đó, mẫu Patroller-R được thiết kế để phục vụ cho nhiệm vụ không quân, trong khi Patroller-M hỗ trợ cho nhiệm vụ giám sát hàng hải thời gian dài. Tùy phiên bản, UAV có thể ở trên không từ 20 đến 30 giờ. Nhưng nếu chỉ mang mình các cảm biến quang điện / hồng ngoại, thì có thể lâu hơn 30 giờ.
Hai mẫu UAV này có thể mang nhiều khí tài trinh sát như quang điện/hồng ngoại, radar khẩu độ tổng hợp, radar hàng hải (phiên bản Patroller-M), hệ thống nhận dạng tự động (AIS), và các máy quét diện rộng. Hai móc treo cứng dưới cánh Patroller-R có thể được gắn trọng tải bổ sung hoặc thùng dầu phụ.