Theo trang mạng Aus Airpower, đầu tiên là những vùng xung quanh các thành phố lớn Homs, Halab, và Thủ đô Damascus. Sau đó đến căn cứ không quân Tiyas, khu vực ven biển Địa Trung Hải, và các khu vực tiếp giáp với cao nguyên Golan.
Các trận địa phòng không được bố trí ở những địa điểm này nhằm mục tiêu ngăn chặn các cuộc tập kích đường không bất ngờ từ các hướng tấn công tiềm tàng. Mà mối đe dọa lớn nhất theo quan điểm của chính quyền Syria là không quân Israel. Syria có mối quan hệ tin cậy với Iraq nên trong khi đó khu vực biên giới phía Đông của nước này với Iraq hầu như không bố trí tổ hợp phòng không nào. Khu vực này được tuần tra bởi các máy bay MiG-23, MiG-25, MiG-29 và có thể huy động thêm máy bay đánh chặn nếu có sự cố xảy ra.
Khu vực Damascus
Trong các khu vực phòng không chính thì thủ đô Damascus là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Theo trang mạng Aus Airpower, Damacus được bảo vệ bởi 10 trận địa tên lửa phòng không S-75, 8 trận địa S-125 và 28 trận địa tên lửa tầm trung 2K12. Hai trong 5 trận địa phòng không S-200 cũng là một lá chắn phòng không ở đây.
|
Bố trí lực lượng phòng không bảo vệ Damascus: S-75 màu đỏ nâu, S-125 màu xanh, 2K12 màu xanh lá cây. |
Về lực lượng radar cảnh giới thì có 12 đài trong đó có đài 36D6 được đánh giá là mạnh nhất, hiện đại nhất của Syria. 36D6 được cho là có khả năng phát hiện theo dõi mục tiêu có độ phản xạ sóng radar thấp và bay tầm thấp.
Các trận địa S-125 và 2K12 được sắp xếp đan chồng lên nhau, trận địa S-75 đóng vai trò hỗ trợ. Ngoài ra còn 48 trận địa dự phòng, sẵn sàng dựng lên một bầu trời lửa tại nơi đây.
Khu vực Tây Nam
Ngoài Damascus, thì khu vực phía Tây Nam cũng là nơi trọng yếu được bố phòng chặt chẽ, một phần vì đây là nơi tiếp giáp với cao nguyên Golan mà Israel kiểm soát. Khu vực này có 7 trận địa S-75, 6 trận địa S-125 và 9 trận địa 2K12 và một trạm radar cảnh báo sớm.
|
Bố trí phòng không bảo vệ khu vực Tây Nam.
|
Một trong những tổ hợp S-200 ở phía Nam thủ đô Damascus có thể bao quát cả khu vực này. Có 16 trận địa phòng không dự bị của ở khu vực Tây Nam, tuy nhiên với hệ thống trận địa dày đặc như trên thì đây là một khu vực phòng không được đánh giá là kiên cố.
Số lượng tên lửa tầm trung 2K12 lớn như thế là nhằm mục đích ngăn chặn các tiêm kích của không quân Israel. Hệ thống 2K12 có khả năng tốt hơn các hệ thống S-75 và S-125 trong việc ngăn chặn các tiêm kích cơ động.
Khu vực Biển Địa Trung Hải
|
Màu đỏ nâu là S-75, màu xanh là S-125.
|
Kéo dài từ Al Lathqiyah đến Tartus có 5 trận địa S-75, 12 trận địa S-125 và được hỗ trợ bởi 2 hệ thống cảnh báo sớm. Ngoài ra còn có hai hệ thống phòng không tầm xa S-200 và 16 trận địa phòng không dự bị. Đây chính là bức tường thành vô hình ngăn với biển của Syria
Khu vực Homs – Halab
|
Bố phòng khu vực Homs - Halab.
|
Sau hàng rào phòng không ven biển, Syria bố trí một bức tường nữa chạy dọc từ Homs ở phía Nam lên Halab ở phía Bắc với 7 trận địa S-75, 10 trận địa S-125 và 7 trận địa 2K12. Tất cả được hỗ trợ bởi 3 hệ thống radar cảnh báo sớm và một tổ hợp S-200 nằm ở vùng cực nam của Homs, có 30 trận địa phòng không dự bị chủ yếu nằm ở phía Nam thành phố Homs.
Vùng Tiyas
Tiyas AB được phòng thủ bởi 4 trận địa S-75 và 3 trận địa S-125, được hỗ trở bởi một hệ thống cảnh báo sớm cùng 7 trận địa phòng không dự bị xung quanh. Mạng lưới phòng không ở khu vực này không nhiều nếu xét trên tổng thể lưới phòng không của Syria nhưng nó đáng được tin tưởng bởi mật độ dày.
|
Màu đỏ nâu là S-75, màu xanh là S-125.
|
Đã có rất nhiều đồn doán xung quanh việc Syria có trong tay 2 hệ thống phòng không tầm xa siêu hiện đại là S-300 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc. Nhưng không thể tìm thấy một bằng chứng xác thực nhất.
Tuy nhiên, dù chính quyền ông Assad không có trong tay S-300 (hay bản nhái HQ-9) thì khả năng phòng không của Syria cũng thực sự rất đáng gờm. Và nếu có thêm những hệ thống như S-300 thì khả năng này chuyển thành mức đe họa nghiêm trọng đến sự thành công trong những mưu đồ của Tây phương. Nó có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tức chiến thuật “áp chế phòng không đối phương” của Mỹ và liên quân nếu thực sự Mỹ quyết định can thiệp trực tiếp.
Syria có cực nhiều các hệ thống đánh chặn tên lửa hành trình từ tầm xa đến tầm gần. Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.
Lầu Năm Góc ước tính hơn Syria số lượng hệ thống phòng không gấp 5 lần Lybia cũng như có tầm xa và phức tạp hơn nhiều.
Các tướng lĩnh Mỹ biết rõ điều này, bất chấp sự kiện không quân Israel thực hiện thành công phi vụ tập kích nhắm vào kho vũ khí trong lãnh thổ Syria hồi tháng 7 vừa qua cũng như nhiều lần họ đã làm trước kia với quốc gia A Rập. "Những sự kiện gần đây đã không thay đổi đánh giá của chúng ta về sự sắc bén của các hệ thống phòng không Syria", một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
"Có một sự khác biệt rất lớn giữa thực hiện một phi vụ tấn công với việc lập một vùng cấm bay", một quan chức khác đồng tình.