Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu. Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay. Pháo hải quân Type 79 2 nòng cỡ 100mm có tốc độ bắn 50 phát/phút, tầm bắn 22,5km, tầm bắn hiệu quả 15km. Pháo có hệ thống nạp đạn tự động, cơ số đạn 52 viên, có thể bắn tự động hoặc bán tự động. Pháo hải quân Type 79 cỡ 100mm 2 nòng thường được trang bị trên các tàu hộ vệ. Biến thể cải tiến Type 79A 2 nòng cỡ 100mm. Pháo tự động nòng đơn 100mm T100C do Pháp sản xuất từ những năm 1970 được Trung Quốc nhập khẩu. Pháo có tốc độ bắn 10-90 phát/phút, tầm bắn 17,5km (hiệu quả ở tầm 12km).
Pháo được trang bị hệ thống radar tầm gần, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, hệ thống ngắm quang điện và hồng ngoại tự động, hệ thống nạp đạn tự động. Pháo nòng đơn Type H/PJ-87 cỡ 100mm được cải tiến từ pháo Type 210 cỡ 100mm do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Pháp. Type H/PJ-87 đạt tầm bắn 17km, tốc độ bắn 90 phát/phút, có thể bắn đạn tự dẫn lade. Pháo phòng không Type 76A cỡ 37mm2 nòng có tốc độ bắn 800 phát/phút, tầm bắn 9,4km (hiệu quả ở tầm 4,5km), độ cao diệt mục tiêu 7,8km. Pháo phòng không Type 76A thường được trang bị trên các tàu hộ vệ và tàu đổ bộ.Do pháo phòng không Type 76A không có hệ thống radar dẫn bắn, độ chính xác kém nên sau này Trung Quốc nâng cấp lên biến thể Type 76F.
Pháo phòng không Type 76F cỡ 37mm 2 nòng. Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Type 715II là sự kết hợp giữa pháo Type 76A 2 nòng 37mm và tên lửa đối không tự dẫn hồng ngoại PL-8H. Tổ hợp pháo này được trang bị trên tàu hộ vệ Chiêu Đông 555. Pháo hải quân H/P J26 do Viện nghiên cứu 713 - Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc phát triển dựa trên loại AK-176 của Nga. Tháp pháo được làm bằng vật liệu composite, thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình. Loại pháo này thường được trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A và Type 056. Pháo hải quân H/P J26 trang bị pháo nòng đỡn cơ 76,2mm, tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15,5km (hiệu quả ở tầm 10km). Pháo hải quân H/PJ-33 cỡ 100mm 2 nòng là biến thể cải tiến từ loại Type 79 trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Type 053H, có tốc độ bắn 18 phát/phát, tầm bắn xa 22km. Tổ hợp pháo cao tốc Type 730 (hoặc còn gọi là H/P J12) được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình và vũ khí có điều khiển. Ngoài ra, nó có thể dùng để tiêu diệt máy bay cánh bằng, trực thăng, tàu cỡ nhỏ, mục tiêu trên biển. Pháo có kiểu dáng khá giống với loại Goalkeeper của Hà Lan. Type 730 trang bị pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm H/PJ-12 cho tốc độ bắn lên tới 5.800 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3km. Tổ hợp được trang bị hệ thống radar TR47C và tổ hợp ngắm quang điện OFC-3 gồm các khí tài đo xa lade, camera TV, camera hồng ngoại. Trên cơ sở Type 730, Trung Quốc sau đó phát triển thành tổ hợp pháo cao tốc "khủng" Type 1130 trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh. Type 1130 thiết kế với loại pháo 11 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn 9.000-11.000 phát/phút, tầm bắn có lẽ chỉ ở tầm 3-4km. Pháo hải quân AK-130 130mm 2 nòng được trang bị trên tàu khu trục Sovremenny do Nga đóng cho Trung Quốc. Hệ thống pháo được tran gbij máy nạp đạn tự động, hệ thống radar điều khiển hỏa lực và tổ hợp ngắm quang - điện.
Pháo AK-130 có tốc độ bắn 140 phát/phút (2 nòng), tầm bắn chống mục tiêu mặt nước lên tới 23km, với máy bay là 15km.
Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.
Pháo hải quân Type 79 2 nòng cỡ 100mm có tốc độ bắn 50 phát/phút, tầm bắn 22,5km, tầm bắn hiệu quả 15km. Pháo có hệ thống nạp đạn tự động, cơ số đạn 52 viên, có thể bắn tự động hoặc bán tự động.
Pháo hải quân Type 79 cỡ 100mm 2 nòng thường được trang bị trên các tàu hộ vệ.
Biến thể cải tiến Type 79A 2 nòng cỡ 100mm.
Pháo tự động nòng đơn 100mm T100C do Pháp sản xuất từ những năm 1970 được Trung Quốc nhập khẩu. Pháo có tốc độ bắn 10-90 phát/phút, tầm bắn 17,5km (hiệu quả ở tầm 12km).
Pháo được trang bị hệ thống radar tầm gần, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, hệ thống ngắm quang điện và hồng ngoại tự động, hệ thống nạp đạn tự động.
Pháo nòng đơn Type H/PJ-87 cỡ 100mm được cải tiến từ pháo Type 210 cỡ 100mm do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Pháp. Type H/PJ-87 đạt tầm bắn 17km, tốc độ bắn 90 phát/phút, có thể bắn đạn tự dẫn lade.
Pháo phòng không Type 76A cỡ 37mm2 nòng có tốc độ bắn 800 phát/phút, tầm bắn 9,4km (hiệu quả ở tầm 4,5km), độ cao diệt mục tiêu 7,8km.
Pháo phòng không Type 76A thường được trang bị trên các tàu hộ vệ và tàu đổ bộ.
Do pháo phòng không Type 76A không có hệ thống radar dẫn bắn, độ chính xác kém nên sau này Trung Quốc nâng cấp lên biến thể Type 76F.
Pháo phòng không Type 76F cỡ 37mm 2 nòng.
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Type 715II là sự kết hợp giữa pháo Type 76A 2 nòng 37mm và tên lửa đối không tự dẫn hồng ngoại PL-8H. Tổ hợp pháo này được trang bị trên tàu hộ vệ Chiêu Đông 555.
Pháo hải quân H/P J26 do Viện nghiên cứu 713 - Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc phát triển dựa trên loại AK-176 của Nga. Tháp pháo được làm bằng vật liệu composite, thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình. Loại pháo này thường được trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A và Type 056.
Pháo hải quân H/P J26 trang bị pháo nòng đỡn cơ 76,2mm, tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15,5km (hiệu quả ở tầm 10km).
Pháo hải quân H/PJ-33 cỡ 100mm 2 nòng là biến thể cải tiến từ loại Type 79 trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Type 053H, có tốc độ bắn 18 phát/phát, tầm bắn xa 22km.
Tổ hợp pháo cao tốc Type 730 (hoặc còn gọi là H/P J12) được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình và vũ khí có điều khiển. Ngoài ra, nó có thể dùng để tiêu diệt máy bay cánh bằng, trực thăng, tàu cỡ nhỏ, mục tiêu trên biển. Pháo có kiểu dáng khá giống với loại Goalkeeper của Hà Lan.
Type 730 trang bị pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm H/PJ-12 cho tốc độ bắn lên tới 5.800 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3km.
Tổ hợp được trang bị hệ thống radar TR47C và tổ hợp ngắm quang điện OFC-3 gồm các khí tài đo xa lade, camera TV, camera hồng ngoại.
Trên cơ sở Type 730, Trung Quốc sau đó phát triển thành tổ hợp pháo cao tốc "khủng" Type 1130 trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh. Type 1130 thiết kế với loại pháo 11 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn 9.000-11.000 phát/phút, tầm bắn có lẽ chỉ ở tầm 3-4km.
Pháo hải quân AK-130 130mm 2 nòng được trang bị trên tàu khu trục Sovremenny do Nga đóng cho Trung Quốc. Hệ thống pháo được tran gbij máy nạp đạn tự động, hệ thống radar điều khiển hỏa lực và tổ hợp ngắm quang - điện.
Pháo AK-130 có tốc độ bắn 140 phát/phút (2 nòng), tầm bắn chống mục tiêu mặt nước lên tới 23km, với máy bay là 15km.