MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29. Mặc dù có chi phí khá rẻ, nhưng trong những năm gần đây tình hình bán hàng (MiG-29) của Mikoyan không tốt lắm. Trong khi đối thủ của nó là F-16 tiếp tục bán rất chạy. Mới đây, Không quân Nga mới ký thêm hợp đồng mua biến thể MiG-29SMT giúp Mikoyan tạm thoát khỏi cảnh “ế chỏng ế chơ”.
MiG-29 có đường nét khí động học tương tự Su-27, nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Máy bay chế tạo với khối lượng lớn nhôm và vật liệu composite. Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước tạo góc 40 độ, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh.
MiG-29 có chiều dài 17,37m, sải cánh 11,4m, cao 4,73m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.
MiG-29 được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 với công suất 50kN/động cơ và 83,5kN/động cơ khi đốt nhiên liệu phụ. Khoảng không gian giữa 2 động cơ sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh, một cải tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ nhằm nâng cao khả năng cơ động.
Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết kế ngay dưới gốc diềm cánh (LERXs), có độ dốc thay đổi được nhằm tăng tốc độ. Trong điều kiện chiến trường, lối dẫn khí chính có thể đóng hoàn toàn và động cơ thay đổi sang sử dụng bộ nạp khí phụ trên thân máy bay để cất hạ cánh, bay độ cao thấp, ngăn ngừa những mảnh vỡ từ dưới đất bắn vào gây hư hại động cơ.
MiG-29 có thể chứa 4.365 lít nhiên liệu trong 6 thùng chứa thân và cánh, ngoài ra còn có thể mang thêm 1.500 lít trong thùng nhiên liệu phụ ở giữa thân máy bay, giữa 2 ống hút không khí động cơ. MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.445km/h, tầm bay chiến đấu 700km (hoặc 2.900km với nhiệm vụ tuần tiễu), trần bay 18km, vận tốc leo cao 330m/s.
Những chiếc MiG-29 thuộc các biến thể đầu không được trang bị hệ thống điều khiển fly-by-wire tiên tiến nhưng nó rất nhanh nhẹn, thực hiện pha quay ngoặt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9G khi thao diễn.
Thiết kế ban đầu của MiG-29 được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực N-019A có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích ở cách xa 70km ở bán cầu trước và 35km ở bán cầu sau. Phạm vi phát hiện máy bay ném bom được tăng lên 140km ở phía trước. Tuy nhiên, loại radar này dù cho phép theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc nhưng chỉ khóa và dẫn tên lửa tấn công được một mục tiêu.
Sau này, tới biến thể nâng cấp MiG-29S được trang bị thêm tổ hợp ngắm quang – điện tử ở trước kính chắn gió buồng lái. Ngoài ra, nó còn trang bị biến thể radar N-109M có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và dẫn tên lửa diệt 2 mục tiêu cùng lúc.
MiG-29 được thiết kế với 6 giá treo vũ khí mang tổng cộng 3,5 tấn tên lửa, bom và một pháo trong thân GSh-30-1 cỡ 30mm với cơ số đạn 150 viên.
Cận cảnh 6 giá treo trên cánh MiG-29.
Những chiếc MiG-29 đời đầu chỉ có thể mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-73 và R-60. Sau này, trên các biến thể cải tiến đã có thể mang tên lửa không đối không tầm trung R-27 và tầm trung – xa R-77 hiện đại hơn. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 phóng tên lửa không đối không R-27.
Tuy nhiên, khả năng mang vũ khí đối đất của điều khiển trên những chiếc MiG-29 đời đầu, cả biến thể MiG-29S đều bị hạn chế ở các loại vũ khí không điều khiển. Các điểm hạn chế này được khắc phục ở biến thể cải tiến MiG-29M/M2, MiG-29SMT, MiG-29K sau này. Một trong những gói nâng cấp hiện đại hóa điển hình của dòng MiG-29 là MiG-29SMT. Nó giúp cho MiG-29 có khả năng tấn công mục tiêu trên không, trên đất liền và cả trên biển bằng vũ khí chính xác cao.
MiG-29SMT thiết kế bổ sung thêm khoang chứa nhiên liệu giúp tăng tầm bay, buồng lái thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại với màn hình màu LCD, trang bị radar N010M Zhuk-M cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 120km và theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, dẫn tấn công 4 mục tiêu cùng lúc trong chế độ không đối không. Trong tác chiến đối hải, Zhuk-M có thể phát hiện tàu chiến cách xa 300km.
Với hệ thống radar mới, MiG-29SMT đã có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao như tên lửa không đối đất Kh-29D/L/T, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A/35, bom có điều khiển KAB-500KR/L/OD…
MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.
Mặc dù có chi phí khá rẻ, nhưng trong những năm gần đây tình hình bán hàng (MiG-29) của Mikoyan không tốt lắm. Trong khi đối thủ của nó là F-16 tiếp tục bán rất chạy. Mới đây, Không quân Nga mới ký thêm hợp đồng mua biến thể MiG-29SMT giúp Mikoyan tạm thoát khỏi cảnh “ế chỏng ế chơ”.
MiG-29 có đường nét khí động học tương tự Su-27, nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Máy bay chế tạo với khối lượng lớn nhôm và vật liệu composite. Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước tạo góc 40 độ, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh.
MiG-29 có chiều dài 17,37m, sải cánh 11,4m, cao 4,73m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.
MiG-29 được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 với công suất 50kN/động cơ và 83,5kN/động cơ khi đốt nhiên liệu phụ. Khoảng không gian giữa 2 động cơ sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh, một cải tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ nhằm nâng cao khả năng cơ động.
Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết kế ngay dưới gốc diềm cánh (LERXs), có độ dốc thay đổi được nhằm tăng tốc độ. Trong điều kiện chiến trường, lối dẫn khí chính có thể đóng hoàn toàn và động cơ thay đổi sang sử dụng bộ nạp khí phụ trên thân máy bay để cất hạ cánh, bay độ cao thấp, ngăn ngừa những mảnh vỡ từ dưới đất bắn vào gây hư hại động cơ.
MiG-29 có thể chứa 4.365 lít nhiên liệu trong 6 thùng chứa thân và cánh, ngoài ra còn có thể mang thêm 1.500 lít trong thùng nhiên liệu phụ ở giữa thân máy bay, giữa 2 ống hút không khí động cơ.
MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.445km/h, tầm bay chiến đấu 700km (hoặc 2.900km với nhiệm vụ tuần tiễu), trần bay 18km, vận tốc leo cao 330m/s.
Những chiếc MiG-29 thuộc các biến thể đầu không được trang bị hệ thống điều khiển fly-by-wire tiên tiến nhưng nó rất nhanh nhẹn, thực hiện pha quay ngoặt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9G khi thao diễn.
Thiết kế ban đầu của MiG-29 được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực N-019A có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích ở cách xa 70km ở bán cầu trước và 35km ở bán cầu sau. Phạm vi phát hiện máy bay ném bom được tăng lên 140km ở phía trước. Tuy nhiên, loại radar này dù cho phép theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc nhưng chỉ khóa và dẫn tên lửa tấn công được một mục tiêu.
Sau này, tới biến thể nâng cấp MiG-29S được trang bị thêm tổ hợp ngắm quang – điện tử ở trước kính chắn gió buồng lái. Ngoài ra, nó còn trang bị biến thể radar N-109M có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và dẫn tên lửa diệt 2 mục tiêu cùng lúc.
MiG-29 được thiết kế với 6 giá treo vũ khí mang tổng cộng 3,5 tấn tên lửa, bom và một pháo trong thân GSh-30-1 cỡ 30mm với cơ số đạn 150 viên.
Cận cảnh 6 giá treo trên cánh MiG-29.
Những chiếc MiG-29 đời đầu chỉ có thể mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-73 và R-60. Sau này, trên các biến thể cải tiến đã có thể mang tên lửa không đối không tầm trung R-27 và tầm trung – xa R-77 hiện đại hơn. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 phóng tên lửa không đối không R-27.
Tuy nhiên, khả năng mang vũ khí đối đất của điều khiển trên những chiếc MiG-29 đời đầu, cả biến thể MiG-29S đều bị hạn chế ở các loại vũ khí không điều khiển. Các điểm hạn chế này được khắc phục ở biến thể cải tiến MiG-29M/M2, MiG-29SMT, MiG-29K sau này.
Một trong những gói nâng cấp hiện đại hóa điển hình của dòng MiG-29 là MiG-29SMT. Nó giúp cho MiG-29 có khả năng tấn công mục tiêu trên không, trên đất liền và cả trên biển bằng vũ khí chính xác cao.
MiG-29SMT thiết kế bổ sung thêm khoang chứa nhiên liệu giúp tăng tầm bay, buồng lái thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại với màn hình màu LCD, trang bị radar N010M Zhuk-M cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 120km và theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, dẫn tấn công 4 mục tiêu cùng lúc trong chế độ không đối không. Trong tác chiến đối hải, Zhuk-M có thể phát hiện tàu chiến cách xa 300km.
Với hệ thống radar mới, MiG-29SMT đã có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao như tên lửa không đối đất Kh-29D/L/T, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A/35, bom có điều khiển KAB-500KR/L/OD…