Lôi ra ánh sáng kho tên lửa không đối không của TQ (1)

Google News

(Kiến Thức) - Không Quân Trung Quốc giờ đây không những sở hữu lực lượng chiến đấu cơ hùng hậu mà kho tên lửa của họ cũng rất đa dạng và mạnh mẽ.

1. Tên lửa tầm trung SD-10/PL-12
Trong khi vẫn còn một số chưa thống nhất về định danh, thì đa phần các nguồn thạo tin đều cho rằng tên lửa SD-10 hay PL-12 là một, vốn là phiên bản sao chép tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.
Kích cỡ và hình dạng của PL-12 rất giống phiên bản AIM-120A, duy có cái cánh đuôi thì khác biệt. Được trang bị đầu dò radar chủ động, và hệ thống kết nối nhận dữ liệu dẫn đường pha giữa, PL-12 hay SD-10 của Trung Quốc được giới thiệu có khả năng tương đưởng với AIM-120 Mỹ hay R-77 của Nga.
SD-10A/PL-12 triển lãm tại Pakistan.
Đầu dò của tên lửa PL-12 là loại đầu dò chủ động AMR-1 do Trung Quốc sản xuất, dựa trên thiết kế đầu dò Agat 9B-1348E của tên lửa R-77 Nga, đảm bảo khả năng tác chiến tốt cho PL-12 cộng với tầm bắn theo như quảng cáo là vượt trội tên lửa AIM-120C. Cùng với đó là một loại đầu dò hồng ngoại có lẽ cũng được phát triển, như hầu hết các tên lửa tầm trung của Nga khác.
PL-12 chuẩn bị được lắp lên máy bay J-8F Finback D.
Hiện nay tình trạng sản xuất của tên lửa PL-12 không được rõ ràng cho lắm, nhưng nó được dự kiến sẽ là tên lửa tầm trung chủ lực cho tiêm kích J-10 và Su-27/30 thay cho loại R-77 trong tương lai. PL-12 đã được nhìn thấy trên cánh của J-10A, J-10S và J-11B (Su-27 sao chép của Trung Quốc).
Với sự kết hợp các tính năng sao chép lẫn mua bản quyền từ nước ngoài thì tên lửa dành cho không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) PL-12/SD-10 này được đánh giá khá cao so với các tên lửa cùng loại đến từ phương Tây.
2. Tên lửa tầm trung PL-11/Aspide
Tên lửa PL-11 là phiên bản nhượng quyền sản xuất của tên lửa Selenia Aspide đến từ Italy, vốn là phiên bản nâng cấp dựa trên AIM-7E Sparrow của Mỹ.
Với dòng tên lửa AIM-7 thì Trung Quốc đã có ít nhiều kinh nghiệm khi dự định sao chép AIM-7B để sản xuất ra PL-4 cả hai phiên bản đầu dò nhiệt và đầu dò radar. Tuy vậy thì dự án đã bị hủy bỏ khi sau đó người Trung Quốc quyết định mua công nghệ sản xuất tên lửa Aspide Mk1, vốn có ưu điểm vượt trội hơn ở đầu dò bán chủ động xung kép Selenia.
Tên lửa không đối không PL-11.
Vào năm 1989, Trung Quốc đã sản xuất lô tên lửa Aspide Mk1 đầu tiên, nhưng sự kiện Thiên An Môn xảy ra khiến châu Âu cấm vận vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, nước này không thể mua các linh kiện cho Aspide, mà phải tự nghiên cứu phát triển sản xuất với tên gọi PL-11.
Tên lửa PL-11/Aspide.
Có ba phiên bản của PL-11 là mẫu PL-11 sử dụng đầu dò bán chủ động giống Aspide Mk1, PL-11A với tầm bắn xa hơn và PL-11B hay PL-11AMR sử dụng đầu dò radar chủ động giống với loại sử dụng trên Aspide Mk2 hoặc Skyflash của Anh. Phiên bản xuất khẩu của PL-11 được đặt tên là FD-60.
3. Tên lửa tầm ngắn PL-8/Rafael Python 3
Tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 là phiên bản Trung Quốc mua giấy phép sản xuất loại tên lửa Rafael Python 3 của Israel, vốn là phiên bản tiền nhiệm của loại tên lửa nổi tiếng nhanh nhẹn hiệu quả và được xuất khẩu rộng rãi Python 4.
 PL-8.
Dây chuyền sản xuất PL-8 bắt đầu đi vào hoạt động cuối những năm 1980, 5 năm sau những cuộc thương thuyết đầu tiên.
 PL-8 trên máy bay J-8II.
Tên lửa tầm ngắn PL-8 thường được sử dụng trên các loại máy bay J-7E Fishbed (sao chép MiG-21), J-8B/D Finback (tiêm kích-bom hải quân), J-10 và J-11B (sao chép Su-27 Nga), khả năng cơ động của PL-8 được giới thiệu vào khoảng 35G và chúng được tích hợp với hệ thống ngắm bắn trên mũ bay của phi công.
Loại tên lửa Python 3 được xác nhận bắn hạ 35 đến 50 máy bay trọng cuộc xâm lược của Israel vào Lebanon năm 1982, một thành tích khá tốt.
4. Tên lửa tầm ngắn PL-7/Matra R550 Magic
Tên lửa PL-7 là phiên bản sao chép tên lửa tầm ngắn R550 Magic của Pháp, vốn được sản xuất những năm 1980. Tên lửa R550 sử dụng 4 cánh lái ở mũi để tăng khả năng ngoặt gấp bám theo máy bay mục tiêu. Tầm bắn khoảng 7km.
 Tên lửa R-550 trên tiêm kích hạm Rafale của Pháp.
Mặc dù PL-7 được giới thiệu tại các cuộc triển lãm nhưng chưa có thông tin rõ ràng về việc sản xuất hay xuất khẩu loại tên lửa này.
5. Tên lửa tầm ngắn PL-2/PL-5/R-3/-R-13
Tên lửa R-3 và R-13 của Liên Xô được phương Tây cho là bản sao của tên lửa AIM-9B Sidewinder. Loại R-3S/K-13A/K-13T là những mẫu được sản xuất đầu những năm 1960 và được xuất khẩu rộng rãi tới các đồng minh của Liên Xô.
Về sau một phiên bản sử dụng đầu dò bán chủ động giống với loại AIM-9C là K-13R/R-3R bắt đầu được sản xuất vào năm 1966, cũng như các phiên bản nâng cấp R-13M/R-3M/K-13M và R-13M1 sau này ra đời trong những năm 1970 vốn có khả năng tương đương với AIM-9G của Mỹ.
 Tên lửa PL-5E-II.
Tại Trung Quốc người ta sản xuất tên lửa R-13 với tên gọi PL-2, về sau này phát triển lên các loại tên lửa PL-3 và PL-5. Có không ít hơn bốn biến thể của PL-5 được nhận diện, trong đó PL-5A tương đương với K-13R nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ những năm 1980, dù cho việc phát triển đã bắt đầu từ hai thập kỉ trước đó.
PL-5C là thì ngược lại, nó là phiên bản nâng cấp của PL-5B và được sử dụng rộng rãi torng không quân và hải quân Trung Quốc. Phiên bản mới nhất là PL-5E với những tính năng được thiết kế để tốt hơn loại AIM-9L/M nhưng sử dụng cánh mũi đôi kiểu AIM-9L và có khả năng cơ động chịu tải lên tới 40G.
Tên lửa đối không tầm ngắn PL-5 được sử dụng trên các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc như J-7, J-8 Finback, FH-7 và Q-5 Fantan. Máy bay J-7 và Q-5 vốn là loại được xuất khẩu khá tốt tới các quốc gia châu Á.
Trong ảnh, tên lửa PL-5 nằm ở trên cùng, tiếp đó là PL-9 và sau cùng là TY-90.
PL-5 được giới thiệu có tầm bắn tối đa khoảng 14km và tối thiểu là 500m.
Quang Minh

Bình luận(0)