AIM-9X Sidewinder là thành viên mới nhất trong gia đình tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder do hãng Raytheon sản xuất. Loại tên lửa này có thể dễ dàng trang bị cho một loạt các máy bay chiến đấu như F-15, F-16, F/A-18, F-22, Sea Harrier, F-4, A-4, AV-8B và Tornado, cùng máy bay trực thăng AH-1.
Biến thể AIM-9X Block I được trang bị đầu dò hồng ngoại, động cơ nhiên liệu rắn, và đầu nổ phân mảnh hình khuyên, đề kháng tốt với các biện pháp gây nhiễu, tầm bắn khoảng 20-30km.
AIM-132 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn tiêu chuẩn (ASRAAM) được thiết kế bởi Tập đoàn MBDA cho nhiệm vụ chiến đấu trong tầm nhìn của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Nó có thể được trang bị trên các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, Tornado, F/A-18 và F-35 Joint Strike Fighter.
AIM-132 được dẫn hướng bởi một đầu dò ảnh hồng ngoại (IIR) tiên tiến. Tên lửa sử dụng đầu nổ phân mảnh kích nổ cận đích, tầm bắn 300m đến 50km. Tên lửa ASRAAM khó bị phát hiện và đề kháng tốt với các biện pháp đối phó điện tử.
A-Darter là một hệ thống tên lửa không đối không thế hệ thứ năm được phát triển bởi Denel Dynamics, Mectron, Avibras, và Opto Eletronica. Tên lửa được thiết kế để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong lực lượng không quân Nam Phi và Brazil trong năm 2014.
Tên lửa A-Darter có thể được tích hợp trên các máy bay JAS-39 Gripen, Hawk Mk120, F-5E/F Tiger II, F-5A/B và máy bay chiến đấu F-X2 tương lai. Thiết kế gọn nhẹ của nó cũng tương thích với các móc treo tên lửa AIM-9 Sidewinder thông thường. Tên lửa được trang bị đầu dò ảnh nhiệt hai màu và có khả năng đối phó tốt với các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương, tầm bắn 20km. R-73E/R-73EL (NATO định danh là AA-11 Archer) là tên lửa không đối không tầm ngắn được sản xuất bởi Viện Thiết kế Máy xây dựng Nhà nước “Vympel” (Nga). Tên lửa có thể đánh chặn máy bay tiêm kích/cường kích , máy bay ném bom và máy bay vận tải quân sự. Loại tên lửa này có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu MiG hoặc Sukhoi, và các loại máy bay tấn công và máy bay trực thăng khác.
Tên lửa R-73E/EL dùng đầu dò hồng ngoại, đối phó tốt với các biện pháp gây nhiễu của đối phương, tầm bắn khoảng 30km, đầu nổ phân mảnh nặng 8kg. Đây hiện cũng là mẫu tên lửa đối không tầm ngắn chủ lực, hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam.
R-77 (hay còn gọi là RVV-AE, NATO định danh là AA-12 Adder) là một tên lửa không đối không tầm trung được phát triển bởi Viện Thiết kế Máy Xây dựng Nhà nước “Vympel”. Khả năng chống các biện pháp gây nhiễu của R-77 được đánh giá là mạnh hàng đầu thế giới. Cũng như R-73, R-77 có thể phóng từ các tiêm kích thế hệ mới như MiG-29, Su-30/35.
R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường vô tuyến và dẫn đường quán tính hiệu chỉnh đường bay cho tên lửa trong giai đoạn ban đầu, sau đó tên lửa sử dụng đầu dò radar chủ động để tiến công mục tiêu. R-77 có đầu nổ 22,5kg, tầm bắn tối đa 80km.
AIM-9X Sidewinder là thành viên mới nhất trong gia đình tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder do hãng Raytheon sản xuất. Loại tên lửa này có thể dễ dàng trang bị cho một loạt các máy bay chiến đấu như F-15, F-16, F/A-18, F-22, Sea Harrier, F-4, A-4, AV-8B và Tornado, cùng máy bay trực thăng AH-1.
Biến thể AIM-9X Block I được trang bị đầu dò hồng ngoại, động cơ nhiên liệu rắn, và đầu nổ phân mảnh hình khuyên, đề kháng tốt với các biện pháp gây nhiễu, tầm bắn khoảng 20-30km.
AIM-132 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn tiêu chuẩn (ASRAAM) được thiết kế bởi Tập đoàn MBDA cho nhiệm vụ chiến đấu trong tầm nhìn của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Nó có thể được trang bị trên các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, Tornado, F/A-18 và F-35 Joint Strike Fighter.
AIM-132 được dẫn hướng bởi một đầu dò ảnh hồng ngoại (IIR) tiên tiến. Tên lửa sử dụng đầu nổ phân mảnh kích nổ cận đích, tầm bắn 300m đến 50km. Tên lửa ASRAAM khó bị phát hiện và đề kháng tốt với các biện pháp đối phó điện tử.
A-Darter là một hệ thống tên lửa không đối không thế hệ thứ năm được phát triển bởi Denel Dynamics, Mectron, Avibras, và Opto Eletronica. Tên lửa được thiết kế để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong lực lượng không quân Nam Phi và Brazil trong năm 2014.
Tên lửa A-Darter có thể được tích hợp trên các máy bay JAS-39 Gripen, Hawk Mk120, F-5E/F Tiger II, F-5A/B và máy bay chiến đấu F-X2 tương lai. Thiết kế gọn nhẹ của nó cũng tương thích với các móc treo tên lửa AIM-9 Sidewinder thông thường. Tên lửa được trang bị đầu dò ảnh nhiệt hai màu và có khả năng đối phó tốt với các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương, tầm bắn 20km.
R-73E/R-73EL (NATO định danh là AA-11 Archer) là tên lửa không đối không tầm ngắn được sản xuất bởi Viện Thiết kế Máy xây dựng Nhà nước “Vympel” (Nga). Tên lửa có thể đánh chặn máy bay tiêm kích/cường kích , máy bay ném bom và máy bay vận tải quân sự. Loại tên lửa này có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu MiG hoặc Sukhoi, và các loại máy bay tấn công và máy bay trực thăng khác.
Tên lửa R-73E/EL dùng đầu dò hồng ngoại, đối phó tốt với các biện pháp gây nhiễu của đối phương, tầm bắn khoảng 30km, đầu nổ phân mảnh nặng 8kg. Đây hiện cũng là mẫu tên lửa đối không tầm ngắn chủ lực, hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam.
R-77 (hay còn gọi là RVV-AE, NATO định danh là AA-12 Adder) là một tên lửa không đối không tầm trung được phát triển bởi Viện Thiết kế Máy Xây dựng Nhà nước “Vympel”. Khả năng chống các biện pháp gây nhiễu của R-77 được đánh giá là mạnh hàng đầu thế giới. Cũng như R-73, R-77 có thể phóng từ các tiêm kích thế hệ mới như MiG-29, Su-30/35.
R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường vô tuyến và dẫn đường quán tính hiệu chỉnh đường bay cho tên lửa trong giai đoạn ban đầu, sau đó tên lửa sử dụng đầu dò radar chủ động để tiến công mục tiêu. R-77 có đầu nổ 22,5kg, tầm bắn tối đa 80km.