Trong trang bị vũ khí không đối không của Syria hầu hết do Liên Xô, Nga cung cấp, loại hiện đại nhất có lẽ là mẫu tên lửa R-27 chủ yếu trang bị trên tiêm kích MiG-29 và có thể là cả biến thể tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD. Không rõ số lượng tên lửa R-27 mà nước này sở hữu. Ảnh minh họa nước ngoài Loại tên lửa không đối không R-27 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 70-80km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 39kg. Nhìn chung đây là loại radar khá hiện đại trên thế giới hiện được dùng rộng rãi tại Nga và trên toàn thế giới. Ảnh minh họa nước ngoài Tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất của Không quân Syria là Vympel R-73 cũng do Nga sản xuất, có thể trang bị trên tiêm kích MiG-29 của Syria. Ảnh minh họa nước ngoài Biến thể xuất khẩu R-73E có thể đạt tầm bắn xa đến 20km. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 treo 2 đạn R-73 ở giá treo giữa trên cánh, bên cạnh là tên lửa tầm trung R-27. Ảnh minh họa nước ngoàiBiến thể nâng cấp cuối cùng làm nhiệm vụ không chiến của dòng tiêm kích MiG-23, định danh MiG-23MLD cũng có khả năng mang R-73. Syria cũng có số lượng nhỏ biến thể MiG-23MLD phục vụ. Ảnh minh họa nước ngoài Ngoài R-73, các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-23MS/MF/ML của Syria còn mang được tên lửa không đối không tầm trung R-23/24. Theo trang mạng Xairforce, Syria hiện có khoảng 470 quả đạn R-23/24. Ảnh minh họa nước ngoài Tên lửa không đối không R-23 đạt tầm bắn xa đến 35km và biến thể tăng tầm R-27 đạt tầm phóng 50km. Hai loại tên lửa này lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nghĩa là, đầu tự dẫn radar trên tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ máy bay địch được đài radar trên máy bay chiếu rọi để lái tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài Đối với dòng tiêm kích đánh chặn tốc độ cực cao MiG-25PD của Syria thì lại sử dụng tên lửa tầm trung R-40 đạt tầm phóng 30-60km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Ảnh minh họa nước ngoài Tiêm kích MiG-25PD có thể mang tối đa 4 quả đạn R-40. Theo trang mạng Xairforce, Syria hiện có trong kho khoảng 150 quả đạn R-40. Ảnh minh họa nước ngoài Syria còn có trong kho số lượng lớn lên tới 1.120 quả đạn tên lửa tầm ngắn R-60. Loại tên lửa này có thể trang bị trên tiêm kích MiG-21MF/bis, MiG-23MS/MF/ML/MLD, MiG-25PD và cả MiG-29B của Syria. Ảnh minh họa nước ngoài R-60 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn tối đa chỉ là 8km, độ cao với tới 20km. Ưu điểm nổi bật của loại tên lửa này là có thể diệt mục tiêu ở cự ly rất ngắn, khoảng 300m, phù hợp với không chiến tầm cực gần. Ảnh minh họa nước ngoài Những chiếc MiG-21 của Syria có thể mang tới 4 quả đạn R-60 để chiến đấu. Ảnh minh họa nước ngoài MiG-29 cũng có thể mang được R-60 phối kết hợp với R-73E (trong ảnh). Ảnh minh họa nước ngoài Loại tên lửa không đối không cuối cùng trong kho vũ khí của Không quân Syria là Vympel K-13 (khoảng 610 quả), trang bị chủ yếu trên tiêm kích MiG-21 và MiG-23. Tên lửa này đạt tầm bắn 8km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại. Trong chiến tranh Việt Nam, các máy bay tiêm kích MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng K-13 bắn hạ máy bay Mỹ và kể cả siêu pháo đài bay B-52. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong trang bị vũ khí không đối không của Syria hầu hết do Liên Xô, Nga cung cấp, loại hiện đại nhất có lẽ là mẫu tên lửa R-27 chủ yếu trang bị trên tiêm kích MiG-29 và có thể là cả biến thể tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD. Không rõ số lượng tên lửa R-27 mà nước này sở hữu. Ảnh minh họa nước ngoài
Loại tên lửa không đối không R-27 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 70-80km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 39kg. Nhìn chung đây là loại radar khá hiện đại trên thế giới hiện được dùng rộng rãi tại Nga và trên toàn thế giới. Ảnh minh họa nước ngoài
Tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất của Không quân Syria là Vympel R-73 cũng do Nga sản xuất, có thể trang bị trên tiêm kích MiG-29 của Syria. Ảnh minh họa nước ngoài
Biến thể xuất khẩu R-73E có thể đạt tầm bắn xa đến 20km. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 treo 2 đạn R-73 ở giá treo giữa trên cánh, bên cạnh là tên lửa tầm trung R-27. Ảnh minh họa nước ngoài
Biến thể nâng cấp cuối cùng làm nhiệm vụ không chiến của dòng tiêm kích MiG-23, định danh MiG-23MLD cũng có khả năng mang R-73. Syria cũng có số lượng nhỏ biến thể MiG-23MLD phục vụ. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài R-73, các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-23MS/MF/ML của Syria còn mang được tên lửa không đối không tầm trung R-23/24. Theo trang mạng Xairforce, Syria hiện có khoảng 470 quả đạn R-23/24. Ảnh minh họa nước ngoài
Tên lửa không đối không R-23 đạt tầm bắn xa đến 35km và biến thể tăng tầm R-27 đạt tầm phóng 50km. Hai loại tên lửa này lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nghĩa là, đầu tự dẫn radar trên tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ máy bay địch được đài radar trên máy bay chiếu rọi để lái tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài
Đối với dòng tiêm kích đánh chặn tốc độ cực cao MiG-25PD của Syria thì lại sử dụng tên lửa tầm trung R-40 đạt tầm phóng 30-60km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Ảnh minh họa nước ngoài
Tiêm kích MiG-25PD có thể mang tối đa 4 quả đạn R-40. Theo trang mạng Xairforce, Syria hiện có trong kho khoảng 150 quả đạn R-40. Ảnh minh họa nước ngoài
Syria còn có trong kho số lượng lớn lên tới 1.120 quả đạn tên lửa tầm ngắn R-60. Loại tên lửa này có thể trang bị trên tiêm kích MiG-21MF/bis, MiG-23MS/MF/ML/MLD, MiG-25PD và cả MiG-29B của Syria. Ảnh minh họa nước ngoài
R-60 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn tối đa chỉ là 8km, độ cao với tới 20km. Ưu điểm nổi bật của loại tên lửa này là có thể diệt mục tiêu ở cự ly rất ngắn, khoảng 300m, phù hợp với không chiến tầm cực gần. Ảnh minh họa nước ngoài
Những chiếc MiG-21 của Syria có thể mang tới 4 quả đạn R-60 để chiến đấu. Ảnh minh họa nước ngoài
MiG-29 cũng có thể mang được R-60 phối kết hợp với R-73E (trong ảnh). Ảnh minh họa nước ngoài
Loại tên lửa không đối không cuối cùng trong kho vũ khí của Không quân Syria là Vympel K-13 (khoảng 610 quả), trang bị chủ yếu trên tiêm kích MiG-21 và MiG-23. Tên lửa này đạt tầm bắn 8km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại. Trong chiến tranh Việt Nam, các máy bay tiêm kích MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng K-13 bắn hạ máy bay Mỹ và kể cả siêu pháo đài bay B-52. Ảnh minh họa nước ngoài