Theo tờ Tankler News đưa tin cho hay, Hải quân Philippines đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Pohang (Flight II) mang số hiệu (PCC-759) đầu tiên từ Hàn Quốc trong một buổi lễ chuyển giao vào cuối năm 2015 tại căn cứ hải quân Jinhae của Hàn Quốc.Thông tin Hàn Quốc “tặng” cho Philippines một tàu hộ vệ tên lửa đã qua sử dụng được hai bên thông báo từ giữa năm 2014 trước khoảng thời gian tàu hộ vệ Mokpo (PCC-759) của Hàn Quốc sẽ nghỉ hưu vào cuối năm 2014. Nhưng phải mất một năm sau đó tàu (PCC-759) mới được chuyển giao cho Philippines.Tàu hộ vệ mang tên lửa Mokpo (PCC-759) là một trong bốn chiếc thuộc Pohang (Flight II) được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị từ giữa những năm 1980 và các tàu này đều đã được loại biên vào cuối năm 2014. Tuy nhiên về mặt trang bị các tàu Pohang (Flight II) vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu được nâng cấp trở lại.Các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Pohang có lượng giãn nước tối đa khoảng 1.200 tấn và dài hơn 88m. Trong suốt giai đoạn từ năm 1984 – 1993 Hải quân Hàn Quốc phát triển khoảng 4 biến thể của Pohang trong đó các tàu Pohang (Flight II) là biến thể đầu tiên. Có khoảng 24 tàu hộ vệ Pohang được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị nhưng con số này hiện nay chỉ còn 18 chiếc.Tuy nhiên các tàu Pohang được phát triển thành Hai biến thể chính phục vụ cho Hai mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt nhưng kích thước cơ bản giữa chúng vẫn tương đương nhau.Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38.Hệ thống vũ khí chính trên các tàu Pohang (Flight II) cấp cho Hải quân Philippines gồm hải pháo OTO Melara 76mm và hai pháo tự động Emerlec 30mm được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tầm gần.Bên cạnh đó các tàu Pohang (Flight II) cũng được trang bị hai tên lửa chống hạm MM38 Exocet với tầm bắn hiệu quả chỉ đạt 42km.Nếu phía Hàn Quốc giữ nguyên hệ thống vũ khí trên Mokpo (PCC-759) thì đây sẽ là tàu hộ vệ mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Philippines. Dù tính năng còn nhiều khá hạn chế nhưng đây cũng có thể được xem là động lực giúp Philippines cải thiện khả năng tác chiến trên biển của nước này. Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) thuộc lớp tàu hộ vệ lớp Pohang (Flight IV).Trước đó hai tàu chiến mới nhất và cũng lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một hải pháo 76mm và 2 pháo 25mm.Vào đầu năm nay các quan chức cấp cao của Hải quân Philippines cũng đã có chuyến thăm siêu tàu đổ bộ BRP Tarlac (LD-601) đang trải qua các thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu PT PAL ở Surabaya, Indonesia. Dự kiến, chiếc tàu chiến khổng lồ này sẽ chính thức biên chế cho Hải quân Philippines vào tháng 7/2016.
Theo tờ Tankler News đưa tin cho hay, Hải quân Philippines đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Pohang (Flight II) mang số hiệu (PCC-759) đầu tiên từ Hàn Quốc trong một buổi lễ chuyển giao vào cuối năm 2015 tại căn cứ hải quân Jinhae của Hàn Quốc.
Thông tin Hàn Quốc “tặng” cho Philippines một tàu hộ vệ tên lửa đã qua sử dụng được hai bên thông báo từ giữa năm 2014 trước khoảng thời gian tàu hộ vệ Mokpo (PCC-759) của Hàn Quốc sẽ nghỉ hưu vào cuối năm 2014. Nhưng phải mất một năm sau đó tàu (PCC-759) mới được chuyển giao cho Philippines.
Tàu hộ vệ mang tên lửa Mokpo (PCC-759) là một trong bốn chiếc thuộc Pohang (Flight II) được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị từ giữa những năm 1980 và các tàu này đều đã được loại biên vào cuối năm 2014. Tuy nhiên về mặt trang bị các tàu Pohang (Flight II) vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu được nâng cấp trở lại.
Các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Pohang có lượng giãn nước tối đa khoảng 1.200 tấn và dài hơn 88m. Trong suốt giai đoạn từ năm 1984 – 1993 Hải quân Hàn Quốc phát triển khoảng 4 biến thể của Pohang trong đó các tàu Pohang (Flight II) là biến thể đầu tiên. Có khoảng 24 tàu hộ vệ Pohang được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị nhưng con số này hiện nay chỉ còn 18 chiếc.
Tuy nhiên các tàu Pohang được phát triển thành Hai biến thể chính phục vụ cho Hai mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt nhưng kích thước cơ bản giữa chúng vẫn tương đương nhau.Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38.
Hệ thống vũ khí chính trên các tàu Pohang (Flight II) cấp cho Hải quân Philippines gồm hải pháo OTO Melara 76mm và hai pháo tự động Emerlec 30mm được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tầm gần.
Bên cạnh đó các tàu Pohang (Flight II) cũng được trang bị hai tên lửa chống hạm MM38 Exocet với tầm bắn hiệu quả chỉ đạt 42km.
Nếu phía Hàn Quốc giữ nguyên hệ thống vũ khí trên Mokpo (PCC-759) thì đây sẽ là tàu hộ vệ mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Philippines. Dù tính năng còn nhiều khá hạn chế nhưng đây cũng có thể được xem là động lực giúp Philippines cải thiện khả năng tác chiến trên biển của nước này. Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) thuộc lớp tàu hộ vệ lớp Pohang (Flight IV).
Trước đó hai tàu chiến mới nhất và cũng lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một hải pháo 76mm và 2 pháo 25mm.
Vào đầu năm nay các quan chức cấp cao của Hải quân Philippines cũng đã có chuyến thăm siêu tàu đổ bộ BRP Tarlac (LD-601) đang trải qua các thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu PT PAL ở Surabaya, Indonesia. Dự kiến, chiếc tàu chiến khổng lồ này sẽ chính thức biên chế cho Hải quân Philippines vào tháng 7/2016.