Theo truyền thông Philippines, mới đây các quan chức của hải quân nước này đã có chuyến thăm siêu tàu đổ bộ BRP Tarlac (LD-601) đang trải qua các thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu PT PAL ở Surabaya, Philippines. Dự kiến, chiếc tàu chiến khổng lồ này sẽ chính thức biên chế cho Hải quân Philippines vào tháng 7/2016. Ảnh: Các binh sĩ Philippines nhảy nhót chụp ảnh vui mừng bên chiếc tàu chiến lớn nhất nước này.Sự có mặt của BRP Tarlac (LD-601) sẽ tăng cường đáng kể năng lực hải vận, tác chiến đổ bộ đường biển và ứng phó với thảm họa thiên nhiên lớn của Hải quân Philippines. Bên cạnh đó, BRP Tarlac sẽ chính thức trở thành tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines, "đánh bại" cặp đôi tàu chiến BRP Gregorio del Pillar và BRP Ramon AlcarazBRP Tarlac là một trong hai chiếc tàu thuộc lớp cùng tên mà chính quyền Philippines đặt mua từ nhà máy PT PAL của Indonesia với đơn giá 46 triệu USD/chiếc. Dự kiến, chiếc thứ hai sẽ được bàn giao vào quý 2-3 năm 2017.BRP Tarlac có lượng giãn nước toàn tải 11.583 tấn, dài 123m, rộng 21,8m, mớn nước 6m, thủy thủ đoàn 121 người.BRP Tarlac được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel gồm hai động cơ diesel MAN 9L28/32A sản sinh 3.000 mã lực/chiếc cho tốc độ 30km/h, tầm hoạt động 17.300km, dự trữ hành trình 30 ngày.Tàu đổ bộ này được thiết kế với cửa hậu lớn tương tự mẫu tàu đổ bộ khác trên thế giới, có khả năng chở 500 binh sĩ cùng xe bọc thép, hai tàu đổ bộ LCU hoặc tàu tấn công cao tốc RHIB.Đặc biệt, nó có khả năng chuyên chở và phục vụ cất hạ cánh cho hai trực thăng hạng trung cỡ 10 tấn. Khả năng cao Hải quân Philippines sẽ trang bị cho tàu đổ bộ BRP Tarlac hai trực thăng hải quân AW109 Power mà họ mới đưa vào sử dụng.PT PAL xác nhận với báo giới rằng, tàu đổ bộ lớn BRP Tarlac của Hải quân Philippines sẽ trang bị pháo hạm 76mm cùng hai bệ pháo 25mm và có thể bổ sung thêm một cơ số súng máy 12,7mm.
Theo truyền thông Philippines, mới đây các quan chức của hải quân nước này đã có chuyến thăm siêu tàu đổ bộ BRP Tarlac (LD-601) đang trải qua các thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu PT PAL ở Surabaya, Philippines. Dự kiến, chiếc tàu chiến khổng lồ này sẽ chính thức biên chế cho Hải quân Philippines vào tháng 7/2016. Ảnh: Các binh sĩ Philippines nhảy nhót chụp ảnh vui mừng bên chiếc tàu chiến lớn nhất nước này.
Sự có mặt của BRP Tarlac (LD-601) sẽ tăng cường đáng kể năng lực hải vận, tác chiến đổ bộ đường biển và ứng phó với thảm họa thiên nhiên lớn của Hải quân Philippines. Bên cạnh đó, BRP Tarlac sẽ chính thức trở thành tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines, "đánh bại" cặp đôi tàu chiến BRP Gregorio del Pillar và BRP Ramon Alcaraz
BRP Tarlac là một trong hai chiếc tàu thuộc lớp cùng tên mà chính quyền Philippines đặt mua từ nhà máy PT PAL của Indonesia với đơn giá 46 triệu USD/chiếc. Dự kiến, chiếc thứ hai sẽ được bàn giao vào quý 2-3 năm 2017.
BRP Tarlac có lượng giãn nước toàn tải 11.583 tấn, dài 123m, rộng 21,8m, mớn nước 6m, thủy thủ đoàn 121 người.
BRP Tarlac được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel gồm hai động cơ diesel MAN 9L28/32A sản sinh 3.000 mã lực/chiếc cho tốc độ 30km/h, tầm hoạt động 17.300km, dự trữ hành trình 30 ngày.
Tàu đổ bộ này được thiết kế với cửa hậu lớn tương tự mẫu tàu đổ bộ khác trên thế giới, có khả năng chở 500 binh sĩ cùng xe bọc thép, hai tàu đổ bộ LCU hoặc tàu tấn công cao tốc RHIB.
Đặc biệt, nó có khả năng chuyên chở và phục vụ cất hạ cánh cho hai trực thăng hạng trung cỡ 10 tấn. Khả năng cao Hải quân Philippines sẽ trang bị cho tàu đổ bộ BRP Tarlac hai trực thăng hải quân AW109 Power mà họ mới đưa vào sử dụng.
PT PAL xác nhận với báo giới rằng, tàu đổ bộ lớn BRP Tarlac của Hải quân Philippines sẽ trang bị pháo hạm 76mm cùng hai bệ pháo 25mm và có thể bổ sung thêm một cơ số súng máy 12,7mm.