Máy bay tiêm kích bom Su-17M4 (S-54) “Fitter-K”
Mẫu máy bay tiêm kích bom Su-17M3 (S-52) chỉ là một phiên bản tạm thời trong một mức độ nào đó, đa số thay đổi ở khung thân nhiều hơn so với các thiết bị điện tử hàng không. Với việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ở phương Tây, như McDonnell Douglas F-15 Eagle, General Dynamic F-16 Fighting Falcon,… Su-17 khó có thể chiến thắng trong các cuộc không chiến với các máy bay này. Tuy nhiên, Su-17 vẫn có cơ hội cải thiện khả năng tấn công mặt đất.
|
Nguyên mẫu Su-17M4 được chuyển đổi từ Su-17M3. |
Năm 1977, Văn phòng Thiết kế Sukhoi đã được yêu cầu cải tiến máy bay tiêm kích bom với hệ thống dẫn đường – ngắm bắn mới. Đưa ra các điều kiện bố trí và lắp đặt hệ thống ngắm bắn quang điện tử/chỉ thị mục tiêu bằng laser Kaira được lắp trên mũi máy bay tiêm kích bom Mig-23B và Mig-27. Phần chóp nón ở mũi máy bay sẽ được chỉnh sửa lại.
Tuy nhiên, hệ thống này không phù hợp khi lắp trên máy bay Su-17 và đã được bỏ. Bộ Công nghiệp Hàng không (MAP) và Viện Thử nghiệm Khoa học Quốc gia về các Hệ thống Máy bay (Gos NII AS) đã thiết kế một hê thống đơn giản hơn và phù hợp hơn với Su-17, điển hình là hệ thống chỉ thị mục tiêu Klyon hiện đại hóa. Hệ thống Klyon mới này sử dụng kính ngắm VG-17 tương tử Klyon-PS có góc quét laser nhỏ hơn và không có hệ thống ngắm quang điện tử cũng như bắt ngắm tự động như Kaira.
Máy bay này cũng mang các loại vũ khí có dẫn đường như tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser bán chủ động Kh-25L, bom dẫn đường bằng quang điện tử KAB-500Kr. Những loại vũ khí này yêu cầu góc quét của laser lớn để chiếu laser chỉ thị mục tiêu. Viện Thử nghiệm Khoa học Quốc gia về các Hệ thống Máy bay đã thiết kế một hệ thống dẫn đường – ngắm bắn mới, tên là PrNK-54 Zarya.
Với một số thay đổi trong cấu hình các thiết bị điện tử hàng không, phiên bản Su-17 mới này được đặt tên là Su-17M4 (Izdeliye S-54). Một số hệ thống điện tử hàng không trên Su-17M4 gồm:
- Hệ thống dẫn đường – ngắm bắn PrNK-54 Zarya
- Hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Klyon-54 lắp trong chóp mũi cố định, không thò thụt như các phiên bản trước
- Máy tính kỹ thuật số Orbital-10
- Radar Doppler đo tốc độ và góc lệch DISS-7
- Kính ngắm VG-17
- Màn hình hiển thị IT-23M
- Radio liên lạc R-862.
|
Hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Klyon-54. |
Với việc lắp một số hệ thống mới như các máy tính trên khoang nên lượng nhiên liệu mang theo giảm xuống còn 4.590 lít (3.770kg). Một ống hút khí làm mát động cơ được lắp trên gốc cánh đuôi đứng. Trang bị bộ ghế phóng K-36DM thay thế K-36D.
|
Buồng lái của Su-17M4. |
Buồng lái máy bay Su-17M4 cũng được bọc giáp tương tự Su-17M3, trong các thùng nhiên liệu được bơm khí trơ và bọt chống cháy nổ polyurethane. Lắp thiết bị dập cháy cho động cơ và các thùng nhiên liệu. Về tổng thể, máy bay nhẹ hơn 150kg so với Su-17M3, quãng đường cất/ hạ cánh giảm xuống 50-100m. Su-17M4 có khả năng hoạt động ở các sân bay dã chiến, đất mềm.
Vũ khí Su-17M4 mang tương tự Su-17M3, bổ sung thêm một số vũ khí có dẫn đường khác như tên lửa Kh-25L, Kh-25ML, bom KAB-500Kr…
Để tăng nhanh thời gian thiết kế và đưa vào dây chuyền sản xuất, Sukhoi đã lấy 3 mẫu Su-17M3 chuyển đổi thành Su-17M4. Đến năm 1980, Su-17M4 đi vào sản xuất, có tổng cộng 231 chiếc được sản xuất, NATO đặt biệt danh cho nó là “Fitter-K”. Hiệu quả tác chiến của Su-17M4 tăng lên 5-10% so với Su-17M3.
|
Phiên bản Su-17M4 rất dễ phân biệt với các phiên bản trước nhờ ống hút khí trên gốc cánh đuôi đứng đặc trưng của phiên bản này. |
Năm 1987, như là một phần trong kết quả của chiến tranh Afghanistan, để tăng khả năng sống sót trên chiến trường, các tấm gíap được bọc thêm ở phần dưới khung thân và động cơ. Ngoài ra, còn lắp các thêm băng đạn mồi nhiễu ASO-2V ở trên lưng và dưới thân máy bay; một băng đạn mồi bẫy ASO-2V chứa 32 viên đạn pháo sáng magnesium LO-56. Băng đạn mồi bẫy này tỏ ra hiệu quả trước tên lửa đất-đối-không vác vai FIM-92 Stinger.
|
Băng đạn mồi nhiễu ASO-2V ở trên lưng phần thân sau máy bay. |
|
Băng đạn mồi nhiễu ASO-2V ở trên lưng phần thân giữa máy bay. |
Máy bay tiêm kích bom xuất khẩu Su-22M4 (S-54K) “Fitter-K”
Máy bay Su-22M4 là bản xuất khẩu của Su-17M4, công việc sản xuất bắt đầu từ năm 1984. Su-22M4 sử dụng động cơ AL-21F-3 tương tự Su-17M4. Không có nhiều sự thay đổi trong hình dáng giữa 2 phiên bản này, khác nhau chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử và phân biệt bạn-thù. Quá trình sản xuất phiên bản này song song với Su-22UM3K tới khi dây chuyền sản xuất Su-17 kết thúc, tổng cộng có 166 chiếc được chế tạo.
|
Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam. |
|
Su-22M4 của Đông Đức mang theo tên lửa chống bức xạ Kh-58E (AS-11 Kilter). |
Máy bay thử nghiệm chế áp phòng không (SEAD) Su-17M4-59
Cùng với sự ra đời và thử nghiệm thành công của tổ hợp tên lửa Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) trên máy bay Su-24M. Một câu hỏi được đặt ra là liệu tên lửa này có phù hợp để trang bị trên các máy bay 1 chỗ ngồi, nơi mà phi công vừa phải đảm nhiệm việc lái máy bay cùng lúc với việc điều khiển tên lửa. Điều này nếu thành công sẽ làm tăng đáng kể khả năng của các máy bay chiến thuật trong việc tấn công chính xác các mục tiêu có giá trị cao bao gồm cả việc chế áp phòng không đối phương mà không cấn phải xâm nhập vào lưới lửa phòng không của đối phương.
Để giải đáp thắc mắc này, Viện Thử nghiệm Khoa học Quốc gia về các Hệ thống Máy bay (Gos NII AS) đã xây dựng một buồng lái có tên là MK-61T mô phỏng lại buồng lái của Su-17M4 để các phi công thử nghiệm. Kết quả tất cả các phi công đều nhất trí đồng ý rằng phi công có thể vừa lái máy bay vừa điều khiển tên lửa Kh-59. Từ những kết quả trên, vào đầu thập niên 1980 Bộ quốc phòng Liên Xô đã đồng ý tiến hành các thử nghiệm nhằm trang bị tên lửa Kh-59 lên Su-17M4 với cấu hình 2 tên lửa Kh-59 với một hệ thống liên kết dữ liệu có vỏ bọc APK-1Tekon.
|
Nguyên mẫu Su-17M4-59 với tên lửa Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) ở bên trái hình và hệ thống liên kết dữ liệu có vỏ bọc APK-1Tekon ở bên phải hình. |
Trong giai đoạn 1982-1983 tại nhà máy sản xuất, tổ hợp máy bay Su-17M4 và tên lửa Kh-59 được xây dựng và đặt tên là Su-17M4-59 với "59" cũng chính là số hiệu của máy bay. Nó đã thực hiện 86 chuyến bay cùng với 7 lần bắn tên lửa. Tiếp theo trong năm 1984, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước được thực hiện với 39 chuyến bay cùng 9 lần bắn tên lửa. Các cuộc bắn đạt thật đạt kết quả cực kỳ xuất sắc. Tên lửa không những đánh trúng mục tiêu mà còn đánh trúng trong vòng từ 1-1.5m từ tâm chữ thập.
Cùng năm đó, toàn bộ cuộc thử nghiệm được đánh giá là thành công dẫn đến việc người đứng đầu GosNII AS là L.V. Borisov cùng 11 đồng sự đã được trao giải thưởng nhà nước. Cũng trong năm 1984, Su-17M4-59 được đề nghị cho đi vào phục vụ chính thức.
|
Một góc chụp khác ủa Su-17M4-59. |
Tuy nhiên, việc sản xuất Su-17M4 đã đi vào hồi kết thúc cùng với việc Sukhoi muốn tập trung cho mẫu may bay tiêm kích bom mới Su-24 nên đã dẫn tới quyết định ngưng lại dự án cho tới thời điểm đó. Từ đó trở đi, Kh-59 chỉ duy nhất được trang bị cho Su-24M.
Máy bay trinh sát chiến thuật Su-22M4R
Máy bay Su-17M3 cải tiến mang hệ thống trinh sát có vỏ bọc KKR-1.
|
Su-22M4R của Đông Đức. |
Máy bay Su-17M4 thử nghiệm cho chương trình tàu vũ trụ Buran
Một chiếc Su-17M4 sử dụng ở Viện Nghiên cứu Bay (LII) để thử nghiệm sơ bộ tính ổn định và các chế độ lái cho tàu vũ trụ Buran, sau đó chuyển thành máy bay quay phim các cuộc thử nghiệm động cơ của tàu vũ trụ Buran.