Năm 1979, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ những chiếc máy bay Su-22 đầu tiên cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Theo các tài liệu Lịch sử Không quân, thì đó là các máy bay thuộc biến thể Su-22M. Nó là thiết kế dùng để xuất khẩu dựa trên mẫu nội địa Su-17M3 (dùng trong Không quân Liên Xô), cất cánh lần đầu ngày 24/5/1977.So với Su-17M3 thì Su-22M tồn tại nhiều điểm khác biệt, nếu không muốn nói là kém hơn. Theo đó, nó sử dụng động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-29BS-300 và hệ thống điện tử hàng không chỉ tương đương Su-17M2 với khí tài đo xa laser/dò tìm mục tiêu Fon-1400, radar định vị Doppler DISS-7, máy ngắm ASP-3 và PBK-3-17 và hệ thống hỗ trợ hạ cánh/định vị tầm ngắn RSBN-6S.Ảnh máy bay Su-22M số hiệu 5815 của Trung đoàn 923 Yên Thế lần đầu bay ra Trường Sa, ngày 10/3/1988.Sau Su-22M, Liên Xô tiếp tục viện trợ cho Việt Nam biến thể Su-22UM3 và Su-22UM3K hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện phi công chiến đấu. Các mẫu này là biến thể xuất khẩu dựa trên Su-17UM3 với hệ thống điện tử hàng không tương tự Su-17M3, cất cánh lần đầu ngày 21/9/1978.Hệ thống điện tử hàng không Su-22UM3/UM3K được cho là hiện đại hơn cả Su-22M nhờ việc nó được thiết kế tương tự mẫu chiến đấu Su-17M3. Theo đó, radar Doppler được đưa vào bên trong (thay vì đặt dưới mũi), thay vào đó là bộ chỉ thị mục tiêu/đo xa laser Klen-P.Giữa 2 mẫu Su-22UM3/UM3K chỉ khác nhau về hệ thống động cơ. Trong ảnh là máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3 với động cơ phản lực R-29BS-300.Còn đây là máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K với động cơ phản lực AL-21.Về phần Su-22M4, đó là biến thể hiện đại nhất dòng máy bay Su-22 xuất khẩu mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô, sau này có mua thêm từ các nước Đông Âu. Nó được chế tạo dựa trên mẫu nội địa Su-17M4 cập nhật nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không.Máy bay Su-22M4 được thiết kế bổ sung thêm các khe nạp không khí (gồm cả bộ nạp ở cánh) để có thêm luồng không khí làm mát động cơ. Hệ thống điện tử được nâng cấp gồm: hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn Klyon-54, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE Sirena. Trong ảnh là hệ thống đo xa laser Klyon-54 đặt ở đầu mũi máy bay Su-22M4.Su-22M4 được trang bị động cơ phản lực AL-21F3 cho tốc độ bay cực đại ở trần bay cao là 1.860km/h, ở tầm thấp là 1.400km/h; tầm bay chiến đấu là 1.150km, tầm bay cực đại là 2.300km; trần bay 14,2km; tốc độ leo cao 230m/s.
Năm 1979, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ những chiếc máy bay Su-22 đầu tiên cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Theo các tài liệu Lịch sử Không quân, thì đó là các máy bay thuộc biến thể Su-22M. Nó là thiết kế dùng để xuất khẩu dựa trên mẫu nội địa Su-17M3 (dùng trong Không quân Liên Xô), cất cánh lần đầu ngày 24/5/1977.
So với Su-17M3 thì Su-22M tồn tại nhiều điểm khác biệt, nếu không muốn nói là kém hơn. Theo đó, nó sử dụng động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-29BS-300 và hệ thống điện tử hàng không chỉ tương đương Su-17M2 với khí tài đo xa laser/dò tìm mục tiêu Fon-1400, radar định vị Doppler DISS-7, máy ngắm ASP-3 và PBK-3-17 và hệ thống hỗ trợ hạ cánh/định vị tầm ngắn RSBN-6S.
Ảnh máy bay Su-22M số hiệu 5815 của Trung đoàn 923 Yên Thế lần đầu bay ra Trường Sa, ngày 10/3/1988.
Sau Su-22M, Liên Xô tiếp tục viện trợ cho Việt Nam biến thể Su-22UM3 và Su-22UM3K hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện phi công chiến đấu. Các mẫu này là biến thể xuất khẩu dựa trên Su-17UM3 với hệ thống điện tử hàng không tương tự Su-17M3, cất cánh lần đầu ngày 21/9/1978.
Hệ thống điện tử hàng không Su-22UM3/UM3K được cho là hiện đại hơn cả Su-22M nhờ việc nó được thiết kế tương tự mẫu chiến đấu Su-17M3. Theo đó, radar Doppler được đưa vào bên trong (thay vì đặt dưới mũi), thay vào đó là bộ chỉ thị mục tiêu/đo xa laser Klen-P.
Giữa 2 mẫu Su-22UM3/UM3K chỉ khác nhau về hệ thống động cơ. Trong ảnh là máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3 với động cơ phản lực R-29BS-300.
Còn đây là máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K với động cơ phản lực AL-21.
Về phần Su-22M4, đó là biến thể hiện đại nhất dòng máy bay Su-22 xuất khẩu mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô, sau này có mua thêm từ các nước Đông Âu. Nó được chế tạo dựa trên mẫu nội địa Su-17M4 cập nhật nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không.
Máy bay Su-22M4 được thiết kế bổ sung thêm các khe nạp không khí (gồm cả bộ nạp ở cánh) để có thêm luồng không khí làm mát động cơ. Hệ thống điện tử được nâng cấp gồm: hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn Klyon-54, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE Sirena. Trong ảnh là hệ thống đo xa laser Klyon-54 đặt ở đầu mũi máy bay Su-22M4.
Su-22M4 được trang bị động cơ phản lực AL-21F3 cho tốc độ bay cực đại ở trần bay cao là 1.860km/h, ở tầm thấp là 1.400km/h; tầm bay chiến đấu là 1.150km, tầm bay cực đại là 2.300km; trần bay 14,2km; tốc độ leo cao 230m/s.