Chiến đấu cơ F-14 Tomcat của không quân Mỹ là một trong hàng nghìn máy bay nằm tại Trung tâm Tái tạo và Bảo trì Hàng không vũ trụ (AMARC), Tuscon, Arizona. Địa hình sa mạc khô cằn giúp bảo quản máy bay khỏi sự tàn phá của thời tiết trước khi chúng bị tháo dỡ lấy phụ tùng và kim loại.F-14 bị loại khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ từ 2006. Chúng là mẫu chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 2.485 km/h cùng tải trọng cất cánh tối đa 33.720 kg. Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều sử dụng mẫu chiến đấu cơ này.Máy bay F-4 Phantom nằm tại AMARC. Đây là mẫu chiến cơ đa nhiệm tầm xa, góp mặt trong biên chế quân đội Mỹ từ năm 1960. F-4 có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 28.000 kg. Động cơ phản lực cho phép nó di chuyển với vận tốc 2.370 km/h cùng trần bay 18.300 m. Phạm vi chiến đấu của máy bay đạt 2.600 km với 3 thùng chứa nhiên liệu phụ. Nó bị loại khỏi biên chế chiến đấu quân đội Mỹ năm 1996. Hiện tại, Không quân Mỹ sử dụng mẫu máy bay này làm mục tiêu không người lái cho các loại tên lửa.Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer nằm tại nghĩa địa. Không quân Mỹ có hơn 100 phi cơ loại này và chúng sẽ được sử dụng tới năm 2030. Những chiếc B-1 có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 216.400 kg cùng phạm vi hoạt động lên tới 12.000 km. Phi cơ có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 1.335 km/h ở độ cao 15.000 m.Máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135 Stratotanker. Nó và máy bay chở khách Boeing 707 được phát triển từ mẫu phi cơ dân sự Boeing 367-80.Chiến đấu cơ lừng danh F-16 của quân đội Mỹ. Đây là mẫu máy bay đa nhiệm phổ dụng nhất của phương Tây với hơn 4.540 chiếc xuất xưởng. Quân đội Mỹ đã ngừng trang bị F-16 nhưng chúng vẫn được sản xuất để phục vụ xuất khẩu. F-16 có thể di chuyển với vận tốc tối đa 2.120 km/h cùng 8.000 kg vũ khí và trang thiết bị.Chiếc Boeing YAL-1 duy nhất của Mỹ. Quân đội Mỹ gắn hệ thống vũ khí laser lên một phi cơ Boeing 747-400F được cải tiến. YAL-1 ra đời nhằm mục đích tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tuy nhiên, ngân sách phát triển YAL-1 bị đình chỉ năm 2010 khiến nó bị hủy bỏ trong tháng 12/2011. Chuyến bay cuối cùng của YAL-1 cất cánh ngày 14/2/2012 tới Căn cứ không quân Davis Monthan trước khi được kéo vào nghĩa địa.Máy bay ném bom chiến lược B-52. Nhiều “pháo đài bay bất khả xâm phạm” của Mỹ được kéo tới AMARC sau khi "về hưu". Một số chiếc có thể được đưa trở lại biên chế chiến đấu sau quá trình đại tu tốn kém.Máy bay vận tải hạng nặng Lockheed C-130 Hercules. Chúng cất cánh lần đầu năm 1954 và vẫn được quân đội Mỹ tin dùng.Phi cơ vận tải chiến lược hạng nặng C-5 Galaxy. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực lớn dưới 2 cánh giúp máy bay di chuyển với vận tốc tối đa đạt 932 km/h. Tải trọng cất cánh tối đa của chúng đạt 381.000 kg. Chiếc C-5 đầu tiên cất cánh năm 1968."Lợn lòi" A-10 Thunderbolt II là máy bay cường kích 2 động cơ phản lực, ra đời nhằm hỗ trợ tầm thấp cho các lực lượng chiến đấu dưới mặt đất. A-10 vẫn đang được quân đội Mỹ tin dùng kể từ khi ra đời năm 1977. Điểm mạnh nhất của A-10 là hỏa lực cùng lớp giáp dày trong khi yếu điểm là tốc độ cùng khả năng cơ động.
Chiến đấu cơ F-14 Tomcat của không quân Mỹ là một trong hàng nghìn máy bay nằm tại Trung tâm Tái tạo và Bảo trì Hàng không vũ trụ (AMARC), Tuscon, Arizona. Địa hình sa mạc khô cằn giúp bảo quản máy bay khỏi sự tàn phá của thời tiết trước khi chúng bị tháo dỡ lấy phụ tùng và kim loại.
F-14 bị loại khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ từ 2006. Chúng là mẫu chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 2.485 km/h cùng tải trọng cất cánh tối đa 33.720 kg. Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều sử dụng mẫu chiến đấu cơ này.
Máy bay F-4 Phantom nằm tại AMARC. Đây là mẫu chiến cơ đa nhiệm tầm xa, góp mặt trong biên chế quân đội Mỹ từ năm 1960. F-4 có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 28.000 kg. Động cơ phản lực cho phép nó di chuyển với vận tốc 2.370 km/h cùng trần bay 18.300 m. Phạm vi chiến đấu của máy bay đạt 2.600 km với 3 thùng chứa nhiên liệu phụ. Nó bị loại khỏi biên chế chiến đấu quân đội Mỹ năm 1996. Hiện tại, Không quân Mỹ sử dụng mẫu máy bay này làm mục tiêu không người lái cho các loại tên lửa.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer nằm tại nghĩa địa. Không quân Mỹ có hơn 100 phi cơ loại này và chúng sẽ được sử dụng tới năm 2030. Những chiếc B-1 có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa 216.400 kg cùng phạm vi hoạt động lên tới 12.000 km. Phi cơ có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 1.335 km/h ở độ cao 15.000 m.
Máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135 Stratotanker. Nó và máy bay chở khách Boeing 707 được phát triển từ mẫu phi cơ dân sự Boeing 367-80.
Chiến đấu cơ lừng danh F-16 của quân đội Mỹ. Đây là mẫu máy bay đa nhiệm phổ dụng nhất của phương Tây với hơn 4.540 chiếc xuất xưởng. Quân đội Mỹ đã ngừng trang bị F-16 nhưng chúng vẫn được sản xuất để phục vụ xuất khẩu. F-16 có thể di chuyển với vận tốc tối đa 2.120 km/h cùng 8.000 kg vũ khí và trang thiết bị.
Chiếc Boeing YAL-1 duy nhất của Mỹ. Quân đội Mỹ gắn hệ thống vũ khí laser lên một phi cơ Boeing 747-400F được cải tiến. YAL-1 ra đời nhằm mục đích tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tuy nhiên, ngân sách phát triển YAL-1 bị đình chỉ năm 2010 khiến nó bị hủy bỏ trong tháng 12/2011. Chuyến bay cuối cùng của YAL-1 cất cánh ngày 14/2/2012 tới Căn cứ không quân Davis Monthan trước khi được kéo vào nghĩa địa.
Máy bay ném bom chiến lược B-52. Nhiều “pháo đài bay bất khả xâm phạm” của Mỹ được kéo tới AMARC sau khi "về hưu". Một số chiếc có thể được đưa trở lại biên chế chiến đấu sau quá trình đại tu tốn kém.
Máy bay vận tải hạng nặng Lockheed C-130 Hercules. Chúng cất cánh lần đầu năm 1954 và vẫn được quân đội Mỹ tin dùng.
Phi cơ vận tải chiến lược hạng nặng C-5 Galaxy. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực lớn dưới 2 cánh giúp máy bay di chuyển với vận tốc tối đa đạt 932 km/h. Tải trọng cất cánh tối đa của chúng đạt 381.000 kg. Chiếc C-5 đầu tiên cất cánh năm 1968.
"Lợn lòi" A-10 Thunderbolt II là máy bay cường kích 2 động cơ phản lực, ra đời nhằm hỗ trợ tầm thấp cho các lực lượng chiến đấu dưới mặt đất. A-10 vẫn đang được quân đội Mỹ tin dùng kể từ khi ra đời năm 1977. Điểm mạnh nhất của A-10 là hỏa lực cùng lớp giáp dày trong khi yếu điểm là tốc độ cùng khả năng cơ động.