Báo Khoa học Trung Quốc có bài viết phỏng vấn Chuyên gia quân sự - Phó Tổng biên tập Tạp chí Aerospace Knowledge Vương Á Nam đánh giá về tiêm kích Mitsubishi F-2 của Nhật Bản.
Theo ông Vương Á Nam, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã thông qua việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-2 do hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất. Điều này cho thấy khả năng tự nghiên cứu và sản xuất máy bay chiến đấu của Nhật Bản.
Mitsubishi F-2 là thiết kế máy bay chiến đấu hoàn toàn dựa trên thiết kế F-16 của Mỹ. Mitsubishi Heavy Industries đang trong quá trình nghiên cứu sản xuất, đưa rất nhiều công nghệ từ Mỹ vào sử dụng, bao gồm động cơ máy bay.
|
Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản.
|
Theo ông này, những năm 1980, Bộ quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tự nghiên cứu một loại máy bay chiến đấu kiểu mới để thay thế thiết kế F-1 đã cũ, trong khi Mỹ hy vọng Nhật Bản có thể mua máy bay chiến đấu F-16. Cuối cùng, Nhật Bản quyết định hợp tác với Mỹ phát triển tiêm kích mới dựa trên F-16.
Tháng 11/1987, 2 nước Mỹ và Nhật Bản đã ký hiệp định, cùng nghiên cứu một loại máy bay chiến đấu mới phù hợp với Nhật Bản do chính phủ Nhật Bản đầu tư và lấy thiết kế máy bay F-16 của Không quân Mỹ làm cơ sở.
Kể từ khi công bố kế hoạch phát triển F-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ cuối 1980, phương án thiết kế đã nhiều lần được thay đổi, kinh phí thực hiện kế hoạch không ngừng tăng. Phải tới ngày 7/10/1995, lô 4 mẫu thử nghiệm mới bắt đầu bay thử.
Tháng 12/1995, chính phủ Nhật Bản cuối cùng cũng phê chuẩn kế hoạch sản xuất 130 máy bay F-2 (trong đó 83 chiếc F-2A một ghế ngồi và 47 chiếc F-2B hai ghế ngồi). Ngày 2/10/2000, buổi lễ biên chế chính thức F-2 được tổ chức tại căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản.
Nhìn từ hình dạng bên ngoài thì Mitsubishi F-2 không có gì khác biệt so với F-16. Sự thay đổi lớn nhất của F-2 là về mặt hệ thống điện tử hàng không. Thiết bị điện tử mà máy bay này dùng đều là nghiên cứu mới, hiệu quả của nó cao hơn một số thiết bị trên F-16, trong đó đáng chú ý nhất là radar điều khiển hỏa lực. Radar sử dụng công nghệ anten mạng pha chủ động tiên tiến nhất thế giới. Đặc điểm của radar này là mỗi anten đều có thể độc lập phát ra sóng điện từ để tiến hành quét điện từ, không cần động cơ xoay anten, phạm vi tìm kiếm rộng, tốc độ xử lý nhanh, độ tin cậy cao.
|
F-2 mang tên lửa hành trình chống tàu tầm xa ASM-3.
|
Máy bay F-2 có khả năng mang và sử dụng nhiều loại vũ khí trang bị. Trong tác chiến không đối hải, F-2 có thể mang tên lửa chống tàu ASM-1/2/3. Ngoài ra, còn có thể được trang bị 2 loại bom dẫn đường chống hạm quang học CCS-1. Những trang thiết bị này cho phép F-2 có thể tấn công chính xác mục tiêu trên biển và bờ biển từ khoảng cách xa.
Mặc dù F-2 lấy việc tác chiến trên biển làm chủ yếu, nhưng khả năng tác chiến trên không cũng không kém. Vì được trang bị tên lửa không đối không hiện đại, có tính năng không chiến và khả năng tác chiến ngoài tấm nhìn tương đối tốt.
Máy bay chiến đấu F-2 có thể tiếp nhiên liệu khi đang bay, bán kính tác chiến khoảng 810 km, khả năng bay liên tục là 4.000 km trở lên.
|
Chuyên gia Trung Quốc có nhận định chủ quan cho rằng F-2 còn kém hơn cả tiêm kích J-8II của Trung Quốc. Loại tiêm kích vốn được phát triển từ đầu những năm 1980 trên cơ sở tiêm kích J-7 "nhái" MiG-21.
|
Theo cách nhìn của chuyên gia Vương Á Nam, tuy tính năng của F-2 có vẻ tốt hơn, nhưng vẫn là “cây cảnh đặt trong chai”. Vì giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển F-2, Mỹ có đưa ra yêu cầu đối với tính năng kỹ thuật của máy bay chiến đấu tự chủ Nhật Bản, F-2 về công nghệ không thể vượt qua F-16C của Mỹ.
Hiện nay, lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) vẫn chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu chủ lực F-15, còn F-2 không được trang bị nhiều.
Ông Vương Á Nam nhận xét, về tính năng tổng thể của F-2 mà Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản sử dụng kém hơn so với tiêm kích đánh chặn J-8II của Trung Quốc, càng không thể so được với tiêm kích J-10 và J-11. Do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không thể hy vọng vào F-2 để giành được ưu thế trên không, cho nên hiện nay chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất và đối hải.