Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.
“Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km.
Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển. Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định.
Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó.
E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút.
Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km.
E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.
“Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km.
Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển.
Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định.
Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó.
E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút.
Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km.
E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ.