Đầu tiên là tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-4EJ Phantom II được chính phủ Nhật mua từ năm 1968, số lượng 140 chiếc. Trong đó, 2 chiếc được sản xuất tại Mỹ, 138 chiếc còn lại do Tập đoàn Misubishi chế tạo trong nước theo giấy phép.Hiện nay, JASDF duy trì 91 chiếc F-4EJ và 26 chiếc biến thể trinh sát RF-4E/EJ. Tiêm kích F-4 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 2.370km/h, bán kính chiến đấu 680km, trần bay 18.300km.Những chiếc F-4EJ có khả năng mang tới 8,48 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường. Biến thể nâng cấp F-4EJ Kai có khả năng mang tên lửa không đối hạm ASM-1 (tầm bắn 50km).Nhật Bản đang tính toán các kế hoạch thay thế tiêm kích F-4 bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn. Trong ảnh là biến thể trinh sát RF-4EJ của JASDF.Loại tiêm kích thứ 2 chiếm số lượng đông nhất trong JASDF là tiêm kích đánh chặn F-15J/DJ, số lượng 213 chiếc.F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi sản xuất trong nước theo giấy phép sản xuất từ hãng McDonnell Douglas (Mỹ) cung cấp.F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.F-15J/DJ trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt&Whiney F-100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m.F-15J đang được JASDF sử dụng để đánh chặn các máy bay Trung Quốc đi vào không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.Chiếm số lượng nhỏ nhất trong JASDF là tiêm kích đa năng F-2 (94 chiếc). Đây là những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nhật Bản.Tiêm kích F-2 do Tập đoàn Misubishi (Nhật) hợp tác với Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) phát triển từ biến thể F-16 Block 40. Vì vậy, không có gì lạ khi F-2 có hình dạng giống hệt F-16.Tiêm kích F-2 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn F-4 và F-15J. Nổi bật nhất là nó được lắp hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1.F-2 trang bị một pháo JM61A1 6 nòng cỡ 20mm và các giá treo trên thân mang được 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối hạm, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường. Trong ảnh là tiêm kích F-2 trang bị 2 đạn tên lửa đối không tầm ngắn AAM-3 ở đầu mút cánh và 2 đạn đối không tầm trung AAM-4 ở giá treo trong.F-2 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ 2.469 km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (nhiệm vụ chống tàu). Trong ảnh là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi F-2B.
Đầu tiên là tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-4EJ Phantom II được chính phủ Nhật mua từ năm 1968, số lượng 140 chiếc. Trong đó, 2 chiếc được sản xuất tại Mỹ, 138 chiếc còn lại do Tập đoàn Misubishi chế tạo trong nước theo giấy phép.
Hiện nay, JASDF duy trì 91 chiếc F-4EJ và 26 chiếc biến thể trinh sát RF-4E/EJ. Tiêm kích F-4 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 2.370km/h, bán kính chiến đấu 680km, trần bay 18.300km.
Những chiếc F-4EJ có khả năng mang tới 8,48 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường. Biến thể nâng cấp F-4EJ Kai có khả năng mang tên lửa không đối hạm ASM-1 (tầm bắn 50km).
Nhật Bản đang tính toán các kế hoạch thay thế tiêm kích F-4 bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn. Trong ảnh là biến thể trinh sát RF-4EJ của JASDF.
Loại tiêm kích thứ 2 chiếm số lượng đông nhất trong JASDF là tiêm kích đánh chặn F-15J/DJ, số lượng 213 chiếc.
F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi sản xuất trong nước theo giấy phép sản xuất từ hãng McDonnell Douglas (Mỹ) cung cấp.
F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.
F-15J/DJ trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt&Whiney F-100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m.
F-15J đang được JASDF sử dụng để đánh chặn các máy bay Trung Quốc đi vào không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Chiếm số lượng nhỏ nhất trong JASDF là tiêm kích đa năng F-2 (94 chiếc). Đây là những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nhật Bản.
Tiêm kích F-2 do Tập đoàn Misubishi (Nhật) hợp tác với Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) phát triển từ biến thể F-16 Block 40. Vì vậy, không có gì lạ khi F-2 có hình dạng giống hệt F-16.
Tiêm kích F-2 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn F-4 và F-15J. Nổi bật nhất là nó được lắp hệ thống radar mạng pha quét điện tử chủ động J/APG-1.
F-2 trang bị một pháo JM61A1 6 nòng cỡ 20mm và các giá treo trên thân mang được 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối hạm, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường. Trong ảnh là tiêm kích F-2 trang bị 2 đạn tên lửa đối không tầm ngắn AAM-3 ở đầu mút cánh và 2 đạn đối không tầm trung AAM-4 ở giá treo trong.
F-2 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ 2.469 km/h, trần bay 18.000m, tầm bay 834km (nhiệm vụ chống tàu). Trong ảnh là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi F-2B.