Không quân Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ chính là cung cấp khả năng phòng không cho hạm đội tàu mặt nước, tuần tra chống ngầm, tuần tra bảo vệ vùng lãnh hải, tuần tra bảo vệ bờ biển và tác chiến chống tàu mặt nước. Lực lượng này trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.
Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8.
Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.
Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.
Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.
Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.
23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc.
Tất nhiên là không thể thiếu những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15. Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga.
35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91. Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Máy bay này chỉ có thể mang được tên lửa đối không tầm ngắn làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay địch. Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga. Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn. Làm nhiệm vụ tuần tra và tìm kiếm cứu nạn trên biển là 4 chiếc thủy phi cơ cỡ lớn SH-5. Loại máy bay này từng được thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm và chống tàu mặt nước nhưng nó “không thành công”. Và hiện tại chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.
Đội ngũ máy bay huấn luyện có 12 chiếc Hồng Du JL-8.
9 chiếc máy bay vận tải đa dụng Y-7.
Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không. 26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp.
17 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 nhập khẩu từ Nga.
Trực thăng vận tải hạng trung có 8 chiếc Mi-8 nhập khẩu từ Nga. Không quân Hải quân Trung Quốc có 25 chiếc trực thăng săn ngầm Z-9C do nước này tự sản xuất dựa theo công nghệ loại Eurocopter AS.565 Panther.
Không quân Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ chính là cung cấp khả năng phòng không cho hạm đội tàu mặt nước, tuần tra chống ngầm, tuần tra bảo vệ vùng lãnh hải, tuần tra bảo vệ bờ biển và tác chiến chống tàu mặt nước. Lực lượng này trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.
Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8.
Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.
Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.
Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.
Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.
23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc.
Tất nhiên là không thể thiếu những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.
Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga.
35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.
Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Máy bay này chỉ có thể mang được tên lửa đối không tầm ngắn làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay địch.
Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.
Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.
Làm nhiệm vụ tuần tra và tìm kiếm cứu nạn trên biển là 4 chiếc thủy phi cơ cỡ lớn SH-5. Loại máy bay này từng được thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm và chống tàu mặt nước nhưng nó “không thành công”. Và hiện tại chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.
Đội ngũ máy bay huấn luyện có 12 chiếc Hồng Du JL-8.
9 chiếc máy bay vận tải đa dụng Y-7.
Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không.
26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp.
17 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 nhập khẩu từ Nga.
Trực thăng vận tải hạng trung có 8 chiếc Mi-8 nhập khẩu từ Nga.
Không quân Hải quân Trung Quốc có 25 chiếc trực thăng săn ngầm Z-9C do nước này tự sản xuất dựa theo công nghệ loại Eurocopter AS.565 Panther.