Tính đến ngày 16/9/2015, chiến đấu cơ MiG-31 (được NATO định danh là Foxhound-Chó Săn Chồn) đã tròn 40 tuổi kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên.MiG-31 ra đời nhằm thay thế cho mẫu máy bay MiG-25 và trở thành loại máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất trên thế giới khiến phương Tây phải thảng thốt.Tiêm kích đánh chặn siêu âm này được đưa vào sản xuất hàng loạt trong ba giai đoạn. Trong đó tính từ năm 1976-1988 có tới 519 chiếc được sản xuất, từ năm 1989-1991 có tới 101 chiếc được sản xuất và từ năm 1990-1994 có 69 chiếc tiêm kích MiG-31B được sản xuất. Từ sau năm 1994, loại tiêm kích này đã không còn được tiếp tục sản xuất nữa.Chiến đấu cơ MiG-31 có phạm vi tác chiến đáng nể. Chỉ một nhóm gồm 4 chiếc MiG-31 đã có thể bủa vây một vùng trời rộng tới 800-900 km. Hệ thống radar của mỗi chiếc MiG-31 có thể phát hiện mục tiêu cách xa từ 200-225 km.Dàn tiêm kích MiG-31 đang khoe sức mạnh cùng máy bay ném bom siêu âm và máy bay tiếp dầu của không quân Nga.Trong thời gian Chiến tranh lạnh, MiG-31 từng là nỗi ám ảnh của các máy bay trinh sát chiến lược tối tân của không quân Mỹ, đặc biệt là loại SR-71.Tuy đạt được tốc độ Mach 3 nhưng SR-71 vẫn rất kiêng dè MiG-31.Theo The Aviationist cho biết, MiG-31 được trang bị các vũ khí không chỉ có thể bắn hạ các máy bay ném bom của Mỹ mà còn có thể đánh chặn và phá hủy loại máy bay nhanh nhất của nước này là SR-71.Thậm chí, theo The Aviationist khả năng "khủng" của MiG-31 như thế đã là một trong những lý do chính mà Mỹ buộc phải cho ngừng chương trình máy bay SR-71.Dù đã 40 tuổi và đã có phần cũ kĩ nhưng vai trò của MiG-31 trong Không quân Nga hiện chưa thể thay thế. Chính vì vậy, Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp 100 chiếc MiG-31 lên chuẩn BM kéo dài thời gian phục vụ.MiG-31BM sẽ có hiệu suất chiến đấu và radar mạnh gấp nhiều lần.Không chỉ thế, trên cơ sở MiG-31 Nga còn đang phát triển loại MiG-41 có khả năng đạt vận tốc Mach 4. Dự kiến đây sẽ là loại tiêm kích thay thế dần cho MiG-31.
Tính đến ngày 16/9/2015, chiến đấu cơ MiG-31 (được NATO định danh là Foxhound-Chó Săn Chồn) đã tròn 40 tuổi kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên.
MiG-31 ra đời nhằm thay thế cho mẫu máy bay MiG-25 và trở thành loại máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất trên thế giới khiến phương Tây phải thảng thốt.
Tiêm kích đánh chặn siêu âm này được đưa vào sản xuất hàng loạt trong ba giai đoạn. Trong đó tính từ năm 1976-1988 có tới 519 chiếc được sản xuất, từ năm 1989-1991 có tới 101 chiếc được sản xuất và từ năm 1990-1994 có 69 chiếc tiêm kích MiG-31B được sản xuất. Từ sau năm 1994, loại tiêm kích này đã không còn được tiếp tục sản xuất nữa.
Chiến đấu cơ MiG-31 có phạm vi tác chiến đáng nể. Chỉ một nhóm gồm 4 chiếc MiG-31 đã có thể bủa vây một vùng trời rộng tới 800-900 km. Hệ thống radar của mỗi chiếc MiG-31 có thể phát hiện mục tiêu cách xa từ 200-225 km.
Dàn tiêm kích MiG-31 đang khoe sức mạnh cùng máy bay ném bom siêu âm và máy bay tiếp dầu của không quân Nga.
Trong thời gian Chiến tranh lạnh, MiG-31 từng là nỗi ám ảnh của các máy bay trinh sát chiến lược tối tân của không quân Mỹ, đặc biệt là loại SR-71.
Tuy đạt được tốc độ Mach 3 nhưng SR-71 vẫn rất kiêng dè MiG-31.
Theo The Aviationist cho biết, MiG-31 được trang bị các vũ khí không chỉ có thể bắn hạ các máy bay ném bom của Mỹ mà còn có thể đánh chặn và phá hủy loại máy bay nhanh nhất của nước này là SR-71.
Thậm chí, theo The Aviationist khả năng "khủng" của MiG-31 như thế đã là một trong những lý do chính mà Mỹ buộc phải cho ngừng chương trình máy bay SR-71.
Dù đã 40 tuổi và đã có phần cũ kĩ nhưng vai trò của MiG-31 trong Không quân Nga hiện chưa thể thay thế. Chính vì vậy, Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp 100 chiếc MiG-31 lên chuẩn BM kéo dài thời gian phục vụ.
MiG-31BM sẽ có hiệu suất chiến đấu và radar mạnh gấp nhiều lần.
Không chỉ thế, trên cơ sở MiG-31 Nga còn đang phát triển loại MiG-41 có khả năng đạt vận tốc Mach 4. Dự kiến đây sẽ là loại tiêm kích thay thế dần cho MiG-31.