Vào năm 2007, Syria được cho đã đặt hàng 8 chiếc chiến đấu cơ MiG-31 (NATO định danh là Foxhound-Chó Săn Chồn) theo một hợp đồng quốc phòng mở rộng.
Mặc dù hợp đồng này đã được xác nhận bởi người đứng đầu Tập đoàn máy bay Thống nhất (UAC) Alexei Fyodorov. Nhưng sau đó ông Anatoly Isaykin, Giám đốc cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport lại lên tiếng phủ nhận vào năm 2010 và cho rằng những thông tin trên báo chí về thương vụ này chỉ là giả mạo. Ngay cả phía giới chức Nga và Syria lúc đó cũng không đưa ra bất kỳ lời bình luận công khai nào về những thông tin. Điều đó đã khiến hợp đồng này dường như trở nên bí ẩn.
|
Syria vừa nhận lô tiêm kích đặn chặn MiG-31 từ Nga.
|
Tuy nhiên, theo Jane’s dẫn nguồn tin từ BGN News của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/8 cho biết, các
máy bay MiG-31 mà Syria đặt mua từ Nga mới tới căn cứ không quân Mezze ngoại ô Damascus.
MiG-31 bắt đầu phục vụ trong quân đội Liên Xô lần đầu tiên vào những năm 1980 với vai trò là loại tiêm kích đánh chặn có tốc độ nhanh, hoạt động ở tầm cao và xa. Mặc dù là loại chiến đấu cơ tương đối cũ kĩ nhưng MiG-31 vẫn là loại máy bay có khả năng chiến đấu cao và còn được bổ sung một số vũ khí và thiết bị cảm biến hiện đại nhất.
Điển hình như loại radar điều khiển hỏa lực dạng mảng pha quét điện tử Zaslon hoặc Zaslon-A (được NATO định danh là Flash Dance) có khả năng quét ở tầm xa ấn tượng, phát hiện các mục tiêu trên không cách xa 200 km từ phía trước và 90 km ở phía sau. Nó còn thể theo dõi đồng thời cùng lúc 10 mục tiêu và dẫn đường tấn công cùng lúc 4 mục tiêu. Đi liền với loại radar này là các tên lửa đối không R-33 hoặc R-37 có khả năng không chiến ở tầm xa cao.
Hiện Nga có khoảng 200 chiếc MiG-31 đang hoạt động. Gần đây nước này còn đang tiến hành nâng cấp để kéo dài thời gian phục vụ của MiG-31 đến những năm 2030. Ngoài Nga và bây giờ là Syria sở hữu MiG-31 còn có cả Kazakhstan.
Mặc dù chiến đấu cơ MiG-31 đã đến Damascus nhưng việc sử dụng loại tiêm kích này ở Syria vẫn còn có những hoài nghi. Với chế độ của Bashar al-Assad thì các mối đe dọa đang gia tăng ngày càng nhiều ở mặt đất. Cho nên việc sử dụng loại tiêm kích đánh chặn trên không đỉnh cao như MiG-31 có lẽ vẫn còn hạn chế ở thời điểm này.
Rất có thể việc nhận MiG-31 lần này của Syria có liên quan đến những đề xuất của phương Tây về việc thiết lập vùng cấm bay trên Syria.
Ngoài ra, cũng có thể vì lý do Mỹ sẵn sàng "tiến hành các cuộc không kích để bảo vệ quân nổi dậy Syria được Washington đào tạo trước bất cứ kẻ tấn công nào, kể cả quân chính phủ trung thành với Tổng thống Assad".
Nhưng với MiG-31 chắc chắn rằng Syria đã khiến các chiến lược gia của Mỹ và NATO phải cân nhắc kĩ lưỡng.