Từ những vũ khí nhỏ tới xe tăng, máy bay và thậm chí là tên lửa đạn đạo liên lục địa, các cục thiết kế Liên Xô và Nga có một lịch sử lâu đời "trêu đùa" đối thủ tiềm tàng bằng cách nghĩ ra tên hài hước, đáng yêu, khác thường cho các hệ thống vũ khí "khủng".
|
Không một kẻ thù nào thích "khẩu súng cao su" T-72B2 hay "nải chuối" T-72M1. |
Đầu tiên là thiết kế các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, không chỉ nổi tiếng về sức chiến đấu, chúng cũng nổi tiếng ở những biệt danh. ví dụ như, các nhà thiết kế xe tăng T-72B2, biến thể hiện đại hóa dòng tăng huyền thoại T-72 đã chọn biệt danh "súng cao su" (phiên âm tiếng Nga Rogatka). Biến thể hiện đại hóa khác của T-72 là T-72M1 được đặt biệt danh là "nải chuối" (Banan).
Trong khi đó, hệ thống phun lửa hạng nặng uy lực nhất thế giới đặt trên khung gầm tăng T-72, TOS-1 được trao biệt danh Pinocchio - người gỗ.
|
Pinocchio TOS-1. |
Nhà thiết kế các hệ thống pháo tự hành trứ danh của Nga thì chỉ có một ít sáng tạo, nhưng hài hước là họ dùng tên loài hoa đẹp để gọi "vua chiến trường". Chúng bao gồm lựu pháo tự hành 2S1 "hoa cẩm chướng" (Gvozdika), 2S3 "cây keo" (Akatsiya), 2S4 "hoa tulip" (Tyulpan), 2S5 "lan dạ hương" (Giantsint) và 2S7 "hoa mẫu đơn" - khẩu pháo có khả năng bắn đạn hạt nhân.
Trang bình luận phân tích quân sự Nga bình luận hài hước rằng "không có bất cứ kẻ thù tiềm tàng nào muốn ngửi một bó hoa như vậy".
|
Chẳng ai muốn ngửi những "đóa hoa phun lửa" của Quân đội Nga. |
Nhà thiết kế các xe chỉ huy - kiểm soát thì có biệt danh thú vị của riêng mình. Đầu tiên, hệ thống điều khiển hỏa lực 1V152 được đặt biệt danh rất thú vị "Festival Bắp cải" (Kapustnik). Trong khi đó, tổ hợp định vị vô tuyến 1L219 được biết với cái tên "sở thú" (Zo'opark) và tổ hợp radar khí tượng RPKM-1 được gọi là "nụ cười" (Ulyibka). Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 được gọi là "buổi khiêu vũ", trong khi NATO đặt biệt danh "tuần lễ".
|
Màn khiêu vũ của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 3K60 Bal khiến thủy thủ đối phương khóc thét. |
Tất nhiên, biệt danh hài hước không chỉ giới hạn với xe tăng, thiết giáp, hầu như các nhà thiết kế vũ khí Nga, Liên Xô đều "troll" đối thủ của mình. Ví như tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 được đặt biệt danh là "cậu nhỏ" (Malyutka), trong khi súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-18 với sức chiến đấu kinh người được gọi là "ruồi" (Muha). Lựu pháo kéo D-30A 122mm trao biệt danh "con ếch" (Lyagushka).
Các loại vũ khí bộ binh cỡ nhỏ cũng được trao tặng biệt danh rất độc đáo, ví dụ như súng phóng lựu kẹp nòng GP-30 được gọi là "giày nhỏ" (Obuvka), súng phóng lựu 6 nòng 40mm RG-6 là "thần lùn giữ cửa" hay khẩu súng shotgun KS-23 có biệt danh hết sức hài hược "Hello" - chắc chắn chẳng ai muốn đáp lại lời chào từ khẩu súng này.
|
Máy bay cường kích Su-25. |
Máy bay chiến đấu nổi tiếng của nước Nga cũng được đặt biệt danh tương tự, rất thú vị và...đáng yêu. Máy bay tiêm kích huyền thoại MiG-15 được gọi là "bà (nội/ngoại)" (Babushka), "con sếu" (Zhuravlik) - tiêm kích đa năng Su-27, "con quạ" (Grach) - cường kích Su-25.
Với trường hợp máy bay, NATO cũng dành những biệt danh không kém phần thú vị cho máy bay Nga, ví dụ như MiG-15 là "bó củi", MiG-21 "câu cá", Ka-25 "Hoocmon", và Su-25 "chân ếch" (Frogfoot). Có những tin đồn rằng, các công nhân ở cục thiết kế Sukhoi luôn theo dõi việc NATO đặt tên cho các thiết kế mới nhất của mình và họ đã thực sự nổi giận khi "con quạ Su-25" bị gọi là "chân ếch".
Cũng như Lục quân, Không quân Nga không giới hạn tên gọi dành cho các nền tảng vũ khí, ví như khẩu súng tự động 9A-4071 gọi là "nữ diễn viên ba lê nhỏ" (Balerinka). Tương tự với hải quân, thiết kế hệ thống phóng lựu đa nòng trên hạm MRG-1 gọi là "lửa nhỏ" (Ogonyek) và hệ thống tên lửa diệt hạm SET-65 là "gấu trúc Mỹ" (Yenot).
|
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên tàu hỏa của Nga. |
Khó hiểu và càng khó hiểu hơn với biệt danh vui vẻ mà người Nga đặt cho các hệ thống tên lửa chiến lược, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 được đặt biệt danh "thể thao tốt" (Molodets), tên lửa hành trình liên lục địa RSS-40 gọi là "người đưa thư" (Kuryer) và đầu đạn hóa học MS-24 là "âu yếm" (Laska). Trong khi các quả bom nguyên tử của Liên Xô những năm 1950 thì được đặt theo tên con gái, ví dụ như RDS-3 30kiloton được tặng biệt danh "Maria", RDS-4 "Tatyana" 30 kiloton và 8U49 "Natasha" 350 kiloton.
Một cách logic, dí dỏm, đôi chút bất thường và hay thay đổi, việc đặt tên cho các bản thiết kế vũ khí quân sự Nga thông thường đem lại cảm giác vui thú, say mê và có chút gì nhạo báng mà lúc đầu nó nghe có chút lạc lõng.