Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf: Trong triển lãm quốc phòng Oboronexpo-2014, ấn tượng nhất vẫn là việc xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm xa S-400 của Quân đội Nga. Tổ hợp tên lửa S-400 (định danh NATO SA-21 Growler) là bản nâng cấp lớn từ tổ hợp tên lửa S-300 huyền thoại do Liên Xô chế tạo. S-400 được thiết kế để có thể đánh chặn mọi mục tiêu trên không, từ máy bay thông thường cho đến các máy bay được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến. Ngoài ra S-400 còn có khả năng đánh chặn các loại tên lửa hành trình hay các tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn 3.500km, kể cả các mục tiêu bay với tốc độ siêu thanh. Phạm vi trinh sát mục tiêu của của S-400 lên tới 600km, nó có thể xác định và phá hủy các mục tiêu là tên lửa đạn đạo với khoảng cách 7-59km. Độ cao tiêu diệt mục tiêu của S-400 đạt đến 27km, thời gian triển khai của một tổ hợp tên lửa S-400 mất tầm 3 phút. Trong cùng một thời điểm, S-400 có thể theo dõi cùng một lúc hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công 36 mục tiêu cùng một lúc. Xe bọc thép BPDM Typhoon-M: được phát triển dựa trên khung gầm cơ sở của xe bọc thép BTR-82, sử dụng cho mục đích bảo vệ cho các đơn vị tên lửa chiến lược cơ động và một số đơn vị khác thuộc lực lượng tên lửa chiến lược Nga trước các lực lượng trinh sát phá hoại của đối phương.Điểm khác biệt giữa Typhoon-M và nguyên mẫu BTR-82 có thể kể tới như: cấu trúc tháp pháo được thay thế bằng hệ thống súng máy tự động 14,5mm điều kiển từ xa. Bên cạnh đó nó còn được trang bị thêm hệ thống trinh sát điện tử hiện đại. Bên trong chiếc BPDM Typhoon-M được trang bị thêm nhiều thiết bị hỗ trợ trinh sát với hệ thống radar mặt đất cùng với thiết bị quan sát quang ảnh nhiệt, hỗ trợ cho nhiệm vụ tuần tra canh gác. Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng АТОМ: IFV ATOM được xem là tâm điển chú ý của giới quan sát tại Oboronexpo-2014. Đây là mẫu xe chiến đấu bộ binh được phát triển công ty quốc phòng Uralgonzavod của Nga hợp tác với tập đoàn quốc phòng Renault Trucks của Pháp. ATOM được thiết kế dành cho nhiệm vụ chuyển quân và chi viện hỏa lực chiến trường. Nó được trang bị một tháp pháo tự động 57mm do Nga sản xuất. Hệ thống pháo này có thể đạt tốc độ bắn 120-140 phát/phút với tầm bắn xa đến 6km, cơ số đạn 80-100 viên. ATOM là chiến đấu bộ binh thế hệ mới có hình dáng và tính năng hoàn toàn khác biệt so với các mẫu xe bọc thép truyền thống trước đây của Quân đội Nga. Mẫu xe chiến đấu bộ binh ATOM có khung gầm khá cao, được trang bị hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Nó có trọng lượng lên tới 32 tấn, có khả năng chở theo 8 binh sĩ cùng kíp chiến đấu gồm 3 người. Điểm đặc biệt của mẫu xe này là nó hệ thống cửa đổ bộ được bố trí hợp lý ở phía sau xe. Chiến binh thế kỷ 21: Tại Oboronexpo-2014, ngoài thiết bị quân sự truyền thống thì việc xuất hiện các gian trưng bày các thiết bị điện tử được trang bị trong Quân đội Nga cũng là một điểm mới năm nay. Đa phần các thiết bị trên đều nằm trong chương trình phát triển quân phục chiến binh tương lai Ratnik được Nga triển khai từ mấy năm gần đây. Điểm đặc biệt của các gian trưng bày này là việc xuất hiện các mẫu máy tính bảng chiến trường trong tương lai sẽ được trang bị cho binh sĩ Nga. Theo đó, việc sử dụng thiết bị trên sẽ giúp tăng sự liên kết và giám sát giữa người chỉ huy với cấp dưới của mình thông qua các bản đồ điện tử. Hiện tại, Quân đội Nga chỉ mới thử nghiệm các thiết bị trên trong một số đơn vị quân đội của nước này. Ngoài thiết bị trên, Quân đội Nga dự định cũng sẽ đưa vào trang bị nhiều thiết bị trinh sát điện tử khác cho binh lính nước này như: máy đo khoảng cách bằng laser, thiết bị quan sát hồng ngoại, thiết bị ghi hình có thể kết nối máy tính bảng của cấp chỉ huy theo thời gian thực. Ngoài ra các thiết bị trên còn có thể kết nối dữ liệu hoặc sử dụng để điều khiển máy bay không người lái thông qua bản đồ số của máy tính bảng chiến trường. Súng trường bắn tỉa SV-338: là thiết kế do nhà máy sản xuất vũ khí Izhmash của Nga chế tạo. Đây cũng là nhà máy chuyên sản xuất các dòng súng trường tiến công AK huyền thoại cho Quân đội Nga. SV-338 sử dụng cỡ đạn 0,338 LAPUA Magnum (8,6x70mm) với hộp tiếp đạn gồm 5 viên. Nó thể dễ dàng hạ gục một mục tiêu được bảo vệ bằng áo giáp chống đạn ở khoảng cách 1km. Trong tương lai, SV-338 sẽ là mẫu súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt của Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf: Trong triển lãm quốc phòng Oboronexpo-2014, ấn tượng nhất vẫn là việc xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm xa S-400 của Quân đội Nga. Tổ hợp tên lửa S-400 (định danh NATO SA-21 Growler) là bản nâng cấp lớn từ tổ hợp tên lửa S-300 huyền thoại do Liên Xô chế tạo.
S-400 được thiết kế để có thể đánh chặn mọi mục tiêu trên không, từ máy bay thông thường cho đến các máy bay được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến. Ngoài ra S-400 còn có khả năng đánh chặn các loại tên lửa hành trình hay các tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn 3.500km, kể cả các mục tiêu bay với tốc độ siêu thanh.
Phạm vi trinh sát mục tiêu của của S-400 lên tới 600km, nó có thể xác định và phá hủy các mục tiêu là tên lửa đạn đạo với khoảng cách 7-59km. Độ cao tiêu diệt mục tiêu của S-400 đạt đến 27km, thời gian triển khai của một tổ hợp tên lửa S-400 mất tầm 3 phút. Trong cùng một thời điểm, S-400 có thể theo dõi cùng một lúc hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công 36 mục tiêu cùng một lúc.
Xe bọc thép BPDM Typhoon-M: được phát triển dựa trên khung gầm cơ sở của xe bọc thép BTR-82, sử dụng cho mục đích bảo vệ cho các đơn vị tên lửa chiến lược cơ động và một số đơn vị khác thuộc lực lượng tên lửa chiến lược Nga trước các lực lượng trinh sát phá hoại của đối phương.
Điểm khác biệt giữa Typhoon-M và nguyên mẫu BTR-82 có thể kể tới như: cấu trúc tháp pháo được thay thế bằng hệ thống súng máy tự động 14,5mm điều kiển từ xa. Bên cạnh đó nó còn được trang bị thêm hệ thống trinh sát điện tử hiện đại.
Bên trong chiếc BPDM Typhoon-M được trang bị thêm nhiều thiết bị hỗ trợ trinh sát với hệ thống radar mặt đất cùng với thiết bị quan sát quang ảnh nhiệt, hỗ trợ cho nhiệm vụ tuần tra canh gác.
Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng АТОМ: IFV ATOM được xem là tâm điển chú ý của giới quan sát tại Oboronexpo-2014. Đây là mẫu xe chiến đấu bộ binh được phát triển công ty quốc phòng Uralgonzavod của Nga hợp tác với tập đoàn quốc phòng Renault Trucks của Pháp.
ATOM được thiết kế dành cho nhiệm vụ chuyển quân và chi viện hỏa lực chiến trường. Nó được trang bị một tháp pháo tự động 57mm do Nga sản xuất. Hệ thống pháo này có thể đạt tốc độ bắn 120-140 phát/phút với tầm bắn xa đến 6km, cơ số đạn 80-100 viên. ATOM là chiến đấu bộ binh thế hệ mới có hình dáng và tính năng hoàn toàn khác biệt so với các mẫu xe bọc thép truyền thống trước đây của Quân đội Nga.
Mẫu xe chiến đấu bộ binh ATOM có khung gầm khá cao, được trang bị hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Nó có trọng lượng lên tới 32 tấn, có khả năng chở theo 8 binh sĩ cùng kíp chiến đấu gồm 3 người. Điểm đặc biệt của mẫu xe này là nó hệ thống cửa đổ bộ được bố trí hợp lý ở phía sau xe.
Chiến binh thế kỷ 21: Tại Oboronexpo-2014, ngoài thiết bị quân sự truyền thống thì việc xuất hiện các gian trưng bày các thiết bị điện tử được trang bị trong Quân đội Nga cũng là một điểm mới năm nay. Đa phần các thiết bị trên đều nằm trong chương trình phát triển quân phục chiến binh tương lai Ratnik được Nga triển khai từ mấy năm gần đây.
Điểm đặc biệt của các gian trưng bày này là việc xuất hiện các mẫu máy tính bảng chiến trường trong tương lai sẽ được trang bị cho binh sĩ Nga. Theo đó, việc sử dụng thiết bị trên sẽ giúp tăng sự liên kết và giám sát giữa người chỉ huy với cấp dưới của mình thông qua các bản đồ điện tử. Hiện tại, Quân đội Nga chỉ mới thử nghiệm các thiết bị trên trong một số đơn vị quân đội của nước này.
Ngoài thiết bị trên, Quân đội Nga dự định cũng sẽ đưa vào trang bị nhiều thiết bị trinh sát điện tử khác cho binh lính nước này như: máy đo khoảng cách bằng laser, thiết bị quan sát hồng ngoại, thiết bị ghi hình có thể kết nối máy tính bảng của cấp chỉ huy theo thời gian thực. Ngoài ra các thiết bị trên còn có thể kết nối dữ liệu hoặc sử dụng để điều khiển máy bay không người lái thông qua bản đồ số của máy tính bảng chiến trường.
Súng trường bắn tỉa SV-338: là thiết kế do nhà máy sản xuất vũ khí Izhmash của Nga chế tạo. Đây cũng là nhà máy chuyên sản xuất các dòng súng trường tiến công AK huyền thoại cho Quân đội Nga.
SV-338 sử dụng cỡ đạn 0,338 LAPUA Magnum (8,6x70mm) với hộp tiếp đạn gồm 5 viên. Nó thể dễ dàng hạ gục một mục tiêu được bảo vệ bằng áo giáp chống đạn ở khoảng cách 1km. Trong tương lai, SV-338 sẽ là mẫu súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt của Nga.