TSKH Phan Xuân Dũng: Hội nghị Văn hóa toàn quốc đậm đà bản sắc dân tộc

Google News

"Hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và cổ vũ, động viên các các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ phát huy tinh thần đoàn kết..." - TSKH Phan Xuân Dũng chia sẻ.

Sáng 24/11, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội), Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu T.Ư (tại Nhà Quốc hội) đến 63 tỉnh, thành và mở rộng đến các xã, phường, thị trấn.
Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng Võ Văn Thưởng; cùng 600 đại biểu gồm lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bí thư T.Ư Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo các Ban Đảng T.Ư, các bộ, ngành; văn nghệ sĩ và đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội...
TSKH Phan Xuan Dung: Hoi nghi Van hoa toan quoc dam da ban sac dan toc
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24/11.
Trước lễ khai mạc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Triển lãm này diễn ra từ 16-27/11/2021 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trưng bày ngày 24/11/2021 tại tầng một Nhà Quốc hội.
Trực tiếp tham gia Hội nghị, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.
TSKH Phan Xuan Dung: Hoi nghi Van hoa toan quoc dam da ban sac dan toc-Hinh-2
 TSKH Phan Xuân Dũng cùng cán bộ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham dự Hội nghị.
"Hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" - TSKH Phan Xuân Dũng nói và cho biết, năm 2021 là năm đất nước có rất nhiều sự kiện chính trị quan trọng như: Năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, hoạch định đường lối phát triển của cách mạng Việt Nam đến năm 2030 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng...
Năm 2021 cũng đánh dấu 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có những biến động, khó khăn và thuận lợi đan xen, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.
Đặc biệt hơn nữa, năm 2021, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân sẽ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất, ngày 24/11/1946.
"Các nhà văn hóa, đội ngũ thực hành văn hóa, văn nghệ sĩ, những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng, các thế hệ lãnh đạo, nói rộng ra là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều mong muốn sau hội nghị lần này, chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về quan điểm, đường lối của Đảng ta về văn hóa. Chỉ khi nhận thức đầy đủ, có hệ thống, nâng tầm nhận thức thì chúng ta mới có điều kiện thực hành văn hóa đúng đường lối, quan điểm của Đảng, có như vậy mới không đi chệch hướng, phát huy được đầy đủ các nội hàm xây dựng nền văn hóa mà chúng ta đang hướng đến, đó là tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đó chính là nền văn hóa biết tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại trong quá trình tiếp biến, chủ động khắc phục những tác động của văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hội nhập" - TSKH Phan Xuân Dũng kỳ vọng.
 Theo dự kiến của Hội nghị, phiên làm việc buổi chiều 24/11 sẽ do Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì.
Hội nghị sẽ lắng nghe tham luận của các đại biểu xoay quanh các vấn đề như động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa trong sự phát triển của đất nước hiện nay; Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Để văn hóa, văn nghệ "soi đường cho quốc dân đi"; Xây dựng môi trường văn hóa: Nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hóa con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Vấn đề nguồn nhân lực và đa dạng hoạt động ở các thiết chế văn hóa xã; Phát huy giá trị của các di sản văn hóa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới và Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động….

Nguồn: VTV

Hiểu Lam

>> xem thêm

Bình luận(0)