Với mục đích góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã và đang còn phức tạp trong cộng đồng. Cộng với lòng đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật, anh Trương Xuân Đoàn(33 tuổi) tranh thủ những lúc ngoài giờ làm việc ở UBND xã, anh Đoàn về nhà nghiên cứu giải pháp “Sử dụng dịch chiết quả tắc, chế tạo Nano bạc ứng dụng cho các sản phẩm để phòng, chống Covid-19”. Tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021)-Giải pháp đạt giải Ba.
Qua trao đổi, anh Trương Xuân Đoàn, trải lòng: “Nghe nhiều về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (STKT) do Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Phú Yên tổ chức, nhưng còn tự ti về khả năng nên không mạnh dạn tham gia. Kỳ Hội thi STKT lần này mạnh dạn tham gia vì đúng chuyên môn của mình đã học”.
|
Trương Xuân Đoàn, bên mô hình giải pháp đạt giải Hội thi lần 9 (2020-2021)
|
Nỗ lực tiến thân
Trương Xuân Đoàn, sinh ra và lớn lên vùng quê làng cát ởxã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên (nay là phường Hòa Hiệp Bắc, TX Đông Hòa- Phú Yên) kinh tế gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và trồng hoa màu phụ trên vườn đất cát. Tuy cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nhưngTrương Xuân Đoàn đã vượt khó để phấn đấu học tập.
Chi sẻ về việc học tập và công việc làm, anh Trương Xuân Đoàn cho biết: “Năm 2007 anh Đoàn tốt nghiệp cấp 3 (Trung học phổ thông), năm 2008 anh thi đỗ vào trường Đại học Đà Lạt, ngành Nông Học- khóa 31 (2008-2011) và tốt nghiệp Đại học năm 2011 với tấm bằng chuyên môn: Kỹ sư Nông học.
Sau khi tốt nghiệp Đại học. Năm 2012 không như bạn bè ở lại lại thành phố “Sương mù” xin việc làm, Trương Xuân Đoàn trở về địa phương xin vào làm cán bộ Địa chính – Nôngnghiệp – Xây dựng và Môi trường và xây dựng nông thôn mới ở UBND xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa-Phú Yên.
Trong thời gian công tác ở xã, vào năm 2015 anh Trương Xuân Đoàn tranh thủ học Cao học ở Đại học Nông Lâm, thuộc Đại học Huế, ngày 15/12/2017 anh tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sĩ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Năm 2019 anh chuyển công tác đến UBND xã Hòa Hiệp Nam (nay là Phường Hòa Hiệp Nam-TX Đông Hòa-Phú Yên) với nhiệm vụ Chính: Địa chính - Xây dựng- Đô thị và Môi trường kiêm phụ trách Bộ phận một cửa.
Được biết Trương Xuân Đoàn ngoài tham gia công tác Đoàn Thanh niên ở xã, anh còn là Sỹ quan dự bị chính trị bên quân đội với quân hàm Trung úy. Trong quá trình công tác anh tham gia đạt nhiều giải thưởng chuyên đề phong trào do các cấp Đoàn tổ chức.
Ông Phạm Văn Công- Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, đánh giá; “ Trương Xuân Trường là cán bộ trẻ, năng động có nhiều đam mê sáng tạo kỹ thuật. Đạt giải Ba của Hội thi lần thứ 9 (2020-2021) vừa qua là niềm vinh dự chung của địa phương chúng tôi. Vì đây là lần đầu tiên UBND phường có người tham gia đạt giải”:
|
Trương Xuân Đoàn (bên phải) trao đổi, tuyên truyền động viên anh em dân quân của UBND phường Hòa Hiệp Nam,TX Đông Hòa trong việ tham gia Hội thi STKT |
Đam mê sáng tạo kỹ thuật
Trao đổi quy trình kỹ thuật của giải pháp“Sử dụng dịch chiết quả tắc, chế tạo Nano bạc ứng dụng cho các sản phẩm để phòng, chống Covid-19”, anh Đoàn vắn tắt : “ Qủa Tắc tươi mua ở chợ, chọn những quả vừa chín, màu vàng cam, căng bóng, không bị dập. Sau đó rửa sạch vắt lấy nước và bỏ hạt, cần khoảng 0,8 kg tắc. Dung dịch có màu cam tươi sau đó được tiến hành lọc chân không, thu được 300ml dung dịch. Dịch chiết tắc chuẩn bị mới mỗi lần pha chế, bảo quản lạnh và kín trong suốt quá trình thực hiện để tránh hiện tượng oxy hoá vitamin C trong không khí. (dung dịch 2).Đổ dung dịch 2 vào dung dịch 1, sau đó đưa vào máy khuấy từ với tốc độ 300 vòng/phút trong thời gian 150 phút, quá trình thực hiện có chiếu sáng và nhiệt độ 40 oC.Dựa theo điều kiện tổng hợp tốt nhất của các tác giả tại Viện Công nghệ Hóa học đưa ra”
Còn về ứng dụng, anh Đoàn cho biết: “ Nano bạc khá trơ về mặt hoá học nên có thể kết hợp sử dụng với các thành phần khác.Đối với khăn ướt: Thay thế nước làm ướt khẩu trang trong dây chuyền sản xuất khăn ướt bằng dung dịch loãng AgNPs.Thành phẩm tạo ra được khuyến khích chuyên dùng cho các f0 mới được điều trị tại cơ sở y tế (điều trị tại nhà) và các f1 (f2) đang cách ly tập trung, cách ly tại phòng riêng của gia đình. Đối với máy phun khói, phun sương: Dùng dung dịch loãng AgNPs cho vào bình phun, sử dụng như cách thông thường.Đối với khẩu trang: Xịt đều 03 lần (02 lần mặt ngoài, 01 lần mặt trong, mỗi lần 2,5ml) dung dịch khử khuẩn lên các loại khẩu trang y tế thông thường (được phép bán) ngoài thị trường trước mỗi lần sử dụng, có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn mà không cần phải liên tục thực hiện thao tác này gây lãng phí thời gian và công sức”
Về hiệu quả kỹ thuật của giải pháp, anh Đoàn nói: “Các sản phẩm mang tính cơ động, dễ chế tạo, nguyên liệu dễ tìm; dung dịch tạo thành lớn mà hiệu quả vẫn đảm bảo. Như khăn ướt, gel rửa tay khô, tính thuận tiện cao, sử dụng tại chỗ không cần nước nhờ vậy góp phần hạn chế di chuyển, tiếp xúc của người đang được cách ly”; “ Còn tính hiệu quả xã hội thìgiúp các bệnh nhân F0 đang điều trị (tại cơ sở hoặc tại phòng riêng ở nhà) tránh được tình trạng phát tán nguồn bệnh; các F1 (đang cách ly) giảm được nguy cơ phát tán nguồn bệnh nếu có, hoặc bị lây nhiễm chéo, vì các sản phẩm mang tính tiện lợi (khăn ướt, gel rửa tay khô), dễ sử dụng, an toàn, sử dụng tại chỗ do không cần nước.” anh Đoàn cho biết thêm.
Ngoài giải pháp đạt giải Ba, anh Trương Xuân Đoàn cùng 02 người ban (Nguyễn Hoàng Viên: Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung và Đỗ Như Đương: Công An tỉnh Phú Yên) đạt giả Ba Hội thi lần này với giải pháp “Xây dựng và vận hành hệ thống cải tiến máy Ozone qui mô gia đình thành đa năng nhằm phục vụ phòng, chống Covid-19”
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên- Trưởng ban Tổ chức Hội thi STKT lần thứ 9 (2020-2021), đánh giá: “Lần đầu tiên ở một vùng quê làn cát Hòa Hiệp Nam có tác giả tham gia Hội thi và đạt giải. Đây là sự nỗ lực đam mê của tác giả (Trương Xuân Đoàn). Hy vọng từ anh Đoàn sẽ lan tỏa tính sáng tạo kỹ thuật nhiều hơn trong cộng đồng để tham gia các kỳ Hội thi sắp đến” .