Mục tiêu của hội thảo là tập trung làm rõ những thuận lợi khó khăn tồn tại của sản xuất thanh long hữu cơ của tỉnh; vấn đề quy hoạch vùng trồng, nguồn giống, môi trường đất, nước, quy trình sản xuất thanh long hữu cơ; công tác tuyên truyền nhận thức cho người sản xuất, phổ biến các quy định, quychuẩn kỹ thuật về sản xuất, phát triểncác mô hình liên kết, theo chuỗi giá trị từsản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ xúc tiến thương mạitiêu thụ thanh long trong nước vànước ngoài, bảo vệ và phát huychỉ dẫn địa lý; dự báo nhu cầu, thị trường tiêu thụ thanh long hữu cơ.
|
Hình ảnh trực tuyến tại buổi hội thảo.
|
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và trao đổi, làm rõ những tồn tại để khắc phục, đồng thời đề xuất các giải pháp cho phát triển thanh long hữu cơ của tỉnh Bình Thuận, và theo ý kiến của các đại biểu, trong tương lai không xa sản xuất thanh long hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và cho phát triển thanh long của tỉnh một cách bền vững.
Được biết, Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả và là một trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo thống kê diện tích trồng thanh long Việt Nam hiện nay khoảng hơn 54.000 ha; trong đó thanh long được trồng tập trung chủ yếu tại 03 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Trái thanh long đã được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu là Trung Quốc chiếm trên 80%, và một số thị trường khác. Gần đâyđã mở rộng thêm các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ...
Riêng tại tỉnh Bình Thuận, thanh long là một trong các loại cây nông nghiệp chủ lựctrong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 33.750 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 700 nghìn tấn, trong thời gian qua cây thanh long luôn được các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để phát triển.