Thực tế, đột quỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đột quỵ ở những người dưới 45 tuổi được gọi là đột quỵ người trẻ.
|
Ảnh minh họa. |
Đột quỵ (ĐQ) thiếu máu não. Bệnh lí tim mạch (bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc...); bóc tách động mạch (tự phát hoặc do chấn thương); vữa xơ động mạch; huyết khối tĩnh mạch; nhiễm trùng; viêm mạch, loạn sản xơ sợi; bệnh moyamoya; các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm; tình trạng tăng đông; dùng thuốc ngừa thai, migraine...
ĐQ do xuất huyết não: Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch; xuất huyết trong nhu mô não như dị dạng động tĩnh mạch, khối tân sinh...
Giống như ĐQ ở người lớn tuổi, ĐQ ở người trẻ cũng bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng như tê, yếu nửa người, nói khó, nói ngọng, méo miệng, hôn mê... Các triệu chứng trên có thể thoáng qua hoặc tồn tại và tiến triển trong vài ngày.
Một điểm khác biệt giữa ĐQ người trẻ với ĐQ người lớn tuổi là ở người lớn tuổi tỷ lệ ĐQ thiếu máu não lên tới 83 - 85% thì ở người trẻ tỷ lệ này chỉ khoảng 55%.
Xuất huyết não trong ĐQ người trẻ chiếm tỷ lệ khá cao tới 45%, phần lớn là do vỡ dị dạng động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch. Những bất thường mạch máu này thường là bẩm sinh và có thể có một số dấu hiệu cảnh báo như đau đầu dai dẳng, cơn vắng ý thức thoáng qua, cơn co giật...
ĐQ người trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng nếu phát hiện được sớm các bất thường mạch máu (trước khi bị ĐQ) thì có thể điều trị dứt điểm, ngăn chặn được ĐQ. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ kết hợp điều trị và làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh lý kết hợp, tránh để ở nhà cạo gió, xoa bóp...