Trung Quốc dùng UAV J-6 tuần tra khu vực phòng không

Google News

(Kiến Thức) - Theo tờ BBC, Trung Quốc đã cải tiến tiêm kích có người lái J-6 thành máy bay không người lái để phục vụ tuần tra khu vực nhận dạng phòng không.

J-6 hay gọn là Jianji-6 do Tập đoàn Chế tạo máy bay Thẩm Dương (SAC) nghiên cứu chế tạo dựa trên mẫu tiêm kích MiG-19 của Liên Xô. Những chiếc J-6 được đưa vào sản xuất từ những năm 1960 cho tới đầu những năm 1980 với khoảng 3.000 chiếc chế tạo với hàng loạt phiên bản.
Lực lượng Không quân trung Quốc dùng những chiếc J-6 tới tận cuối năm 1990 mới loại biên chế và cất vào kho lưu trữ. Tuy vậy, một số chiếc J-6 và JJ-6 (mẫu huấn luyện 2 chỗ ngồi) vẫn tiếp tục được sử dụng trong vai trò huấn luyện thêm nhiều năm nữa.
 Những chiếc J-6 tuy đã rất cũ kỹ nhưng nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho tiêm kích, tàu chiến Nhật Bản.
Những chiếc J-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-6 cho tốc độ tối đa 1.540km/h ở trần bay 11.000m, tầm bay xa 1.390km hoặc 2.200km với thùng nhiên liệu phụ.
Vấn đề đặt ra là, tiêm kích đánh chặn siêu thanh J-6 có 3 pháo 30mm (60 viên đạn mỗi pháo) và 2 giá treo trên cánh mang được tên lửa không đối không PL-2 hoặc rocket hoặc bom. Và kể cả khi biến đổi thành UAV nó vẫn có khả năng mang vũ khí đối kháng với tiêm kích Nhật trên không phận Hoa Đông.
Vì lý do này, Nhật Bản có kế hoạch mua máy bay không người lái nhằm chuẩn bị cuộc xung đột tiềm năng trên khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Hoàng Lê

Bình luận(0)