Kho chứa của Quân đội Mỹ tại thành phố Anniston, bang Alabama sẽ là điểm đến đầu tiên cho những chú xe tăng M1 cần bảo dưỡng. Mỗi chiếc xe tăng sẽ nằm tại đây 4 tháng trước khi được chuyển sang giai đoạn trùng tu lại tại Lima, bang Ohio. Công đoạn đầu tiên là tách xe tăng thành nhiều phần nhỏ. Trong ảnh là tháp pháo đang được tách ra khỏi thân xe tăng. Tiếp theo đó, động cơ xe tăng sẽ được tách ra. “M1 là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ đa năng có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau từ gas cho đến nước hoa Chanel No.5”, chuyên gia Robney Brodeur tại phân xưởng này cho biết. Tuy nhiên, cát có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho loại động cơ này. Khi cát lọt vào động cơ, những cánh quạt tuốc bin bằng kim loại ở bên trong bắt đầu bị bào mòn. Những cánh quạt kim loại động cơ tuốc bin khí cực khỏe trên M1 Abrams ban đầu… Và sau khi bị cát bào mòn. Trong thời chiến, công xưởng Army Depot ở Anniston có khả năng trùng tu 29 xe tăng một tuần. Công xưởng này có 9 robot nhằm trợ giúp trong việc vận chuyển và cất vào kho 4 triệu bộ phận xe tăng. Một nhân viên đang tách các linh kiện ra khỏi phần thân xe tăng. Khi chiếc xe được hoàn toàn tách rời, vỏ kim loại bên ngoài xe tăng sẽ được làm mới. Nhân viên của phân xưởng đang móc lớp vỏ vào cần cẩu… Chiếc cần cẩu này có thể nâng vật nặng lên tới 44 tấn. Lớp vỏ phần thân xe tăng sẽ được treo thẳng đứng… … Và chuyển vào khoang làm mới. Trong khoang này, hàng triệu viên thép được thổi vào lớp vỏ trong vòng 1,5 giờ. Sau quá trình này, lớp vỏ được đưa ra ngoài với lớp vỏ hoàn toàn mới. Lớp vỏ mới sẽ được chuyển tới công xưởng tại Lima, bang Ohio. Tại trung tâm Hợp tác Sản xuất Hệ thống, hệ thống điều khiển bên trong xe tăng sẽ được làm mới trong vòng 180 ngày. Bước đầu tiên của giai đoạn này là nâng cấp phần thân xe tăng để nó có thể phù hợp với hệ thống máy tính và vũ khí hiện đại. Đôi khi, các nhân viên sẽ sử dụng các máy cắt plasma để cắt một số phần thép. Sau đó, xe tăng sẽ được sơn nhanh một lần. Cũng tại công xưởng tại Ohio, các bộ phận của xe tăng sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh. Trong ảnh là các nhân viên đang lắp ráp lại động cơ tuốc bin khí vào thân xe tăng. Bánh xích truyền lực trước khi được lắp vào xe tăng. Trung tâm điều khiển của M1 được trang bị hệ thống ảnh nhiệt cũng như hệ thống chỉ huy điện tử và cảm biến tốc độ gió để có thể khai hỏa chính xác hơn. M1 được trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm có tầm bắn gây sát thương lên tới 3,2km. Cần tới 2 nhân viên và 1 cánh tay robot để lắp pháo chính vào tháp pháo.Xe tăng M1 cần tới 3 súng máy gồm đại liên 12,7mm và 7,62mm. Mỗi khẩu súng sẽ cần được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác. Sau các quy trình kể trên, tháp pháo của M1 đã hoàn chỉnh và chỉ còn cần lắp vào thân tăng. Một cần cẩu đang cẩu tháp pháo nặng 29 tấn của M1 trước khi lắp vào thân xe. Để được đưa vào hoạt động, M1 cần phải qua được hàng loạt bài kiểm tra chất lượng. Bài kiểm tra leo dốc của M1, xe có thể qua được bài kiểm tra này nếu leo được dốc 60% mà không bị trượt xuống. Bài kiểm tra cuối cùng được thực hiện tại trường bắn ở Texas. Trong bài kiểm tra này, xe tăng M1 sẽ được tham gia các trận chiến giả lập và phải bắn trúng các mục tiêu. Chiếc xe tăng này đã vượt qua các bài kiểm tra chất lượng và được đưa vào hoạt động sau 10 tháng bảo dưỡng và làm mới. Quân đội Mỹ có kế hoạch sử dụng M1 cho đến năm 2040.
Kho chứa của Quân đội Mỹ tại thành phố Anniston, bang Alabama sẽ là điểm đến đầu tiên cho những chú xe tăng M1 cần bảo dưỡng. Mỗi chiếc xe tăng sẽ nằm tại đây 4 tháng trước khi được chuyển sang giai đoạn trùng tu lại tại Lima, bang Ohio.
Công đoạn đầu tiên là tách xe tăng thành nhiều phần nhỏ. Trong ảnh là tháp pháo đang được tách ra khỏi thân xe tăng.
Tiếp theo đó, động cơ xe tăng sẽ được tách ra. “M1 là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ đa năng có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau từ gas cho đến nước hoa Chanel No.5”, chuyên gia Robney Brodeur tại phân xưởng này cho biết.
Tuy nhiên, cát có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho loại động cơ này. Khi cát lọt vào động cơ, những cánh quạt tuốc bin bằng kim loại ở bên trong bắt đầu bị bào mòn.
Những cánh quạt kim loại động cơ tuốc bin khí cực khỏe trên M1 Abrams ban đầu…
Và sau khi bị cát bào mòn.
Trong thời chiến, công xưởng Army Depot ở Anniston có khả năng trùng tu 29 xe tăng một tuần.
Công xưởng này có 9 robot nhằm trợ giúp trong việc vận chuyển và cất vào kho 4 triệu bộ phận xe tăng.
Một nhân viên đang tách các linh kiện ra khỏi phần thân xe tăng. Khi chiếc xe được hoàn toàn tách rời, vỏ kim loại bên ngoài xe tăng sẽ được làm mới.
Nhân viên của phân xưởng đang móc lớp vỏ vào cần cẩu…
Chiếc cần cẩu này có thể nâng vật nặng lên tới 44 tấn.
Lớp vỏ phần thân xe tăng sẽ được treo thẳng đứng…
… Và chuyển vào khoang làm mới.
Trong khoang này, hàng triệu viên thép được thổi vào lớp vỏ trong vòng 1,5 giờ.
Sau quá trình này, lớp vỏ được đưa ra ngoài với lớp vỏ hoàn toàn mới.
Lớp vỏ mới sẽ được chuyển tới công xưởng tại Lima, bang Ohio.
Tại trung tâm Hợp tác Sản xuất Hệ thống, hệ thống điều khiển bên trong xe tăng sẽ được làm mới trong vòng 180 ngày.
Bước đầu tiên của giai đoạn này là nâng cấp phần thân xe tăng để nó có thể phù hợp với hệ thống máy tính và vũ khí hiện đại.
Đôi khi, các nhân viên sẽ sử dụng các máy cắt plasma để cắt một số phần thép.
Sau đó, xe tăng sẽ được sơn nhanh một lần.
Cũng tại công xưởng tại Ohio, các bộ phận của xe tăng sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh. Trong ảnh là các nhân viên đang lắp ráp lại động cơ tuốc bin khí vào thân xe tăng.
Bánh xích truyền lực trước khi được lắp vào xe tăng.
Trung tâm điều khiển của M1 được trang bị hệ thống ảnh nhiệt cũng như hệ thống chỉ huy điện tử và cảm biến tốc độ gió để có thể khai hỏa chính xác hơn.
M1 được trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm có tầm bắn gây sát thương lên tới 3,2km.
Cần tới 2 nhân viên và 1 cánh tay robot để lắp pháo chính vào tháp pháo.
Xe tăng M1 cần tới 3 súng máy gồm đại liên 12,7mm và 7,62mm. Mỗi khẩu súng sẽ cần được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác.
Sau các quy trình kể trên, tháp pháo của M1 đã hoàn chỉnh và chỉ còn cần lắp vào thân tăng.
Một cần cẩu đang cẩu tháp pháo nặng 29 tấn của M1 trước khi lắp vào thân xe.
Để được đưa vào hoạt động, M1 cần phải qua được hàng loạt bài kiểm tra chất lượng.
Bài kiểm tra leo dốc của M1, xe có thể qua được bài kiểm tra này nếu leo được dốc 60% mà không bị trượt xuống.
Bài kiểm tra cuối cùng được thực hiện tại trường bắn ở Texas.
Trong bài kiểm tra này, xe tăng M1 sẽ được tham gia các trận chiến giả lập và phải bắn trúng các mục tiêu.
Chiếc xe tăng này đã vượt qua các bài kiểm tra chất lượng và được đưa vào hoạt động sau 10 tháng bảo dưỡng và làm mới. Quân đội Mỹ có kế hoạch sử dụng M1 cho đến năm 2040.