Báo Jutarnji list cho hay hôm 22/3, Cảnh sát quân sự Croatia nghi ngờ rằng những máy bay tiêm kích MiG-21 nước này nhận được từ Ukraine không phải là máy bay nguyên bản mà đã được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác nhau. Theo đó, trên một số bộ phận số seri đã bị dập xóa, mã số phụ tùng không tương ứng tài liệu đính kèm và việc đại tu máy bay đã không được thực hiện trước khi bán hàng. Ảnh: Airlines.netCông tác điều tra bắt đầu sau một loạt các trục trặc xảy ra trên các tiêm kích MiG-21. Lực lượng Không quân Croatia đã nhận những máy bay này trong khuôn khổ Hiệp định về sửa chữa và mua các máy bay MiG-21 tổng trị giá 133 triệu USD, được ký kết hồi tháng 7/2013 với công ty "Ukrspetsexport". Ảnh: Airlines.netTheo hãng tin, một phần trong số những máy bay mà Kiev đề nghị có thể thuộc sở hữu của Không quân Yemen, điều mà Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Ả Rập này đã thông báo. Ảnh: Airlines.netTheo thông tin của cảnh sát quân sự, máy bay có thể được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác trên thế giới. Cụ thể, có những nghi ngờ nghiêm trọng rằng phần thân máy bay là từ Bulgaria, phần cánh từ Algeria. Nguồn tin của ấn phẩm khẳng định rằng thân máy bay từ Bulgaria có thể thuộc về những phi cơ mà Croatia từng báo cáo trước NATO về việc đã hủy bỏ. Ảnh: Airlines.netNếu thông tin này là sự thật thì đây là vụ bê bối lớn nhất với công nghiệp quốc phòng Ukraine vốn được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu công nghệ “khủng” nhất thế giới. Ảnh: Airlines.netHiện nay Không quân Croatia đang có trong biên chế khoảng 12 chiếc MiG-21bis-D và MiG-21UMD. Đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quốc gia này. Ảnh: Airlines.netNhững chiếc MiG-21bis-D vốn là bản nâng cấp của Không quân Croatia dựa trên phiên bản MiG-21bis (phiên bản sản xuất loạt cuối cùng của dòng MiG-21) sử dụng một số thành phần của chương trình LanceR do Romania và Israel cùng phát triển. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống định vị GPS, phân biệt địch - ta và trang bị liên lạc phù hợp với tiêu chuẩn NATO. Ảnh: Airlines.netCòn MiG-21UMD là bản nâng cấp theo tiêu chuẩn NATO cho dòng máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM. Ảnh: Airlines.net
Báo Jutarnji list cho hay hôm 22/3, Cảnh sát quân sự Croatia nghi ngờ rằng những máy bay tiêm kích MiG-21 nước này nhận được từ Ukraine không phải là máy bay nguyên bản mà đã được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác nhau. Theo đó, trên một số bộ phận số seri đã bị dập xóa, mã số phụ tùng không tương ứng tài liệu đính kèm và việc đại tu máy bay đã không được thực hiện trước khi bán hàng. Ảnh: Airlines.net
Công tác điều tra bắt đầu sau một loạt các trục trặc xảy ra trên các tiêm kích MiG-21. Lực lượng Không quân Croatia đã nhận những máy bay này trong khuôn khổ Hiệp định về sửa chữa và mua các máy bay MiG-21 tổng trị giá 133 triệu USD, được ký kết hồi tháng 7/2013 với công ty "Ukrspetsexport". Ảnh: Airlines.net
Theo hãng tin, một phần trong số những máy bay mà Kiev đề nghị có thể thuộc sở hữu của Không quân Yemen, điều mà Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Ả Rập này đã thông báo. Ảnh: Airlines.net
Theo thông tin của cảnh sát quân sự, máy bay có thể được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác trên thế giới. Cụ thể, có những nghi ngờ nghiêm trọng rằng phần thân máy bay là từ Bulgaria, phần cánh từ Algeria. Nguồn tin của ấn phẩm khẳng định rằng thân máy bay từ Bulgaria có thể thuộc về những phi cơ mà Croatia từng báo cáo trước NATO về việc đã hủy bỏ. Ảnh: Airlines.net
Nếu thông tin này là sự thật thì đây là vụ bê bối lớn nhất với công nghiệp quốc phòng Ukraine vốn được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu công nghệ “khủng” nhất thế giới. Ảnh: Airlines.net
Hiện nay Không quân Croatia đang có trong biên chế khoảng 12 chiếc MiG-21bis-D và MiG-21UMD. Đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quốc gia này. Ảnh: Airlines.net
Những chiếc MiG-21bis-D vốn là bản nâng cấp của Không quân Croatia dựa trên phiên bản MiG-21bis (phiên bản sản xuất loạt cuối cùng của dòng MiG-21) sử dụng một số thành phần của chương trình LanceR do Romania và Israel cùng phát triển. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống định vị GPS, phân biệt địch - ta và trang bị liên lạc phù hợp với tiêu chuẩn NATO. Ảnh: Airlines.net
Còn MiG-21UMD là bản nâng cấp theo tiêu chuẩn NATO cho dòng máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM. Ảnh: Airlines.net