Theo hãng thông tấn Sputnik, các máy bay tiêm kích MiG-21 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và sau này được vận chuyển bí mật bằng đường hàng không thay vì đường sắt qua Trung Quốc như một số loại khí tài khác (gồm súng ống, pháo, xe tăng…). Đường bay cũng không bay qua lãnh thổ Trung Quốc.Sở dĩ Liên Xô chọn lựa phương án tốn kém chuyển tiêm kích MiG-21 sang Việt Nam bằng đường hàng không vì lý do bảo mật. Theo Sputnik, đã ghi nhận khá nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc phá chì niêm phong container chứa kỹ thuật quân sự của Liên Xô được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng không cho phép các máy bay chở khí tài quân sự của Liên Xô được phép bay qua lãnh thổ nước này.Việc vận chuyển máy bay MiG-21 sang Việt Nam được giao cho hai loại máy bay vận tải An-12 và An-22 chủ lực Không quân Liên Xô. Trong ảnh là máy bay vận tải hạng trung tầm xa An-12 do hãng Antonov sản xuất hàng loạt từ năm 1959. Nó được đánh giá là tương đương máy bay C-130 huyền thoại Mỹ.Tải trọng của An-12 lên tới 20 tấn cho phép chuyên chở một chiếc tiêm kích MiG-21. Dù rằng trọng lượng rỗng của một chiếc MiG-21 chỉ hơn 5 tấn, nhưng dài đến 15,76m. Cho nên không gian khoang hàng của An-12 cũng bị chiếm dụng chiều dài không nhỏ khiến nó chỉ chở được một chiếc thay vì 4 chiếc phù hợp với tải trọng máy bay.Ngoài ra, việc mang tải không đủ cũng do việc máy bay sẽ phải mang một lượng nhiên liệu lớn để đạt tầm bay tối đa 5.700km. Vì thời kỳ chiến tranh Việt Nam, máy bay Liên Xô chở khí tài quân sự không dễ dàng để được cho phép tiếp dầu trên tất cả các sân bay thế giới.Máy bay vận tải An-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko AI-20L cho tốc độ hành trình 670km/h, tầm bay 5.700km với lượng nhiên liệu tối đa hoặc 3.600km với nhiên liệu trung bình, trần bay 10.200m.Khi các máy bay vận tải An-22 ra đời từ giữa những năm 1960, loại máy bay này cũng được sử dụng để vận chuyển tiêm kích MiG-21 sang Việt Nam và có thể sau này là cả Su-22.An-22 được xem là loại máy bay vận tải quân sự dùng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất trên thế giới hiện nay dù đã ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Chỉ có khoảng 68 chiếc được sản xuất trong giai đoạn từ 1966-1976. Hiện nay, một số ít vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga.Với khoang hàng dài 33m, An-22 có khả năng chở được 2 chiếc tiêm kích MiG-21 được tháo rời một nửa. Còn xét tải trọng máy bay thì An-22 có khả năng chở đến 80 tấn hàng hóa, lớn hơn bất kỳ máy bay vận tải động cơ cánh quạt nào khác trên thế giới.An-22 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt NK-12MA cho tầm bay 5.000km với tải trọng tối đa, 10.950km với nhiên liệu tối đa và 45 tấn hàng hóa.Động cơ NK-12MA của An-22 được trang bị cánh quạt đồng trục xoay ngược chiều nhau.Còn hôm nay, các máy bay tiêm kích Su-30MK2 hiện đại được chuyển tới Việt Nam bằng các vận tải cơ An-124 Ruslan – máy bay vận tải lớn thứ ba thế giới hiện nay. An-124 cũng là “hậu bối” của An-12 và An-22 lừng lẫy một thời.
Theo hãng thông tấn Sputnik, các máy bay tiêm kích MiG-21 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và sau này được vận chuyển bí mật bằng đường hàng không thay vì đường sắt qua Trung Quốc như một số loại khí tài khác (gồm súng ống, pháo, xe tăng…). Đường bay cũng không bay qua lãnh thổ Trung Quốc.
Sở dĩ Liên Xô chọn lựa phương án tốn kém chuyển tiêm kích MiG-21 sang Việt Nam bằng đường hàng không vì lý do bảo mật. Theo Sputnik, đã ghi nhận khá nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc phá chì niêm phong container chứa kỹ thuật quân sự của Liên Xô được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng không cho phép các máy bay chở khí tài quân sự của Liên Xô được phép bay qua lãnh thổ nước này.
Việc vận chuyển máy bay MiG-21 sang Việt Nam được giao cho hai loại máy bay vận tải An-12 và An-22 chủ lực Không quân Liên Xô. Trong ảnh là máy bay vận tải hạng trung tầm xa An-12 do hãng Antonov sản xuất hàng loạt từ năm 1959. Nó được đánh giá là tương đương máy bay C-130 huyền thoại Mỹ.
Tải trọng của An-12 lên tới 20 tấn cho phép chuyên chở một chiếc tiêm kích MiG-21. Dù rằng trọng lượng rỗng của một chiếc MiG-21 chỉ hơn 5 tấn, nhưng dài đến 15,76m. Cho nên không gian khoang hàng của An-12 cũng bị chiếm dụng chiều dài không nhỏ khiến nó chỉ chở được một chiếc thay vì 4 chiếc phù hợp với tải trọng máy bay.
Ngoài ra, việc mang tải không đủ cũng do việc máy bay sẽ phải mang một lượng nhiên liệu lớn để đạt tầm bay tối đa 5.700km. Vì thời kỳ chiến tranh Việt Nam, máy bay Liên Xô chở khí tài quân sự không dễ dàng để được cho phép tiếp dầu trên tất cả các sân bay thế giới.
Máy bay vận tải An-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko AI-20L cho tốc độ hành trình 670km/h, tầm bay 5.700km với lượng nhiên liệu tối đa hoặc 3.600km với nhiên liệu trung bình, trần bay 10.200m.
Khi các máy bay vận tải An-22 ra đời từ giữa những năm 1960, loại máy bay này cũng được sử dụng để vận chuyển tiêm kích MiG-21 sang Việt Nam và có thể sau này là cả Su-22.
An-22 được xem là loại máy bay vận tải quân sự dùng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất trên thế giới hiện nay dù đã ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Chỉ có khoảng 68 chiếc được sản xuất trong giai đoạn từ 1966-1976. Hiện nay, một số ít vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga.
Với khoang hàng dài 33m, An-22 có khả năng chở được 2 chiếc tiêm kích MiG-21 được tháo rời một nửa. Còn xét tải trọng máy bay thì An-22 có khả năng chở đến 80 tấn hàng hóa, lớn hơn bất kỳ máy bay vận tải động cơ cánh quạt nào khác trên thế giới.
An-22 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt NK-12MA cho tầm bay 5.000km với tải trọng tối đa, 10.950km với nhiên liệu tối đa và 45 tấn hàng hóa.
Động cơ NK-12MA của An-22 được trang bị cánh quạt đồng trục xoay ngược chiều nhau.
Còn hôm nay, các máy bay tiêm kích Su-30MK2 hiện đại được chuyển tới Việt Nam bằng các vận tải cơ An-124 Ruslan – máy bay vận tải lớn thứ ba thế giới hiện nay. An-124 cũng là “hậu bối” của An-12 và An-22 lừng lẫy một thời.