Những năm 1980, Không quân Campuchia đã được Liên Xô cung cấp khoảng 20 máy bay tiêm kích MiG-21 vẫn thuộc hàng hiện đại thời bấy giờ. Đấy có thể được xem là báu vật của lực lượng không quân non trẻ. Tuy nhiên, những biến động về chính trị đã khiến cho “báu vật” này chịu số phận thê thảm.Số tiêm kích MiG-21 này cùng các quân nhân Campuchia ban đầu được đưa sang Việt Nam huấn luyện. Hoàn thành khóa học, các máy bay cùng phi công và đội ngũ kỹ thuật đã về nước để làm nhiệm vụ bảo vệ không phận đất nước. Tuy nhiên, chưa “tung cánh” được bao lâu, những bất ổn về chính trị đầu những năm 1990 đã khiến cho các máy bay MiG sớm ngừng bay do thiếu kinh phí, phụ tùng.Theo tờ Phnompenhpost, số máy bay tiêm kích MiG-21 trong suốt thời gian dài đã không được chú trọng bảo quản đúng mức. Hầu hết các máy bay bị...chuột "đột kích" tàn phá, những con vật gặm nhậm này đã cắt nát dây diện, phá hoại nhiều thiết bị điện tử trên máy bay.Tới khi Không quân Campuchia muốn “sửa lỗi lầm” với MiG-21 thì đã quá muộn. 20 chiếc MiG-21 ở trong tình trạng tồi tệ, chưa kể việc thiếu nhiều phụ tùng do dây chuyền sản xuất bị ngừng lại. Đó thực sự là sự phí phạm với những cỗ máy chiến tranh tối tân này.Theo một số thợ sửa chữa của Không quân Campuchia, trung bình mỗi chiếc MiG-21 15 năm năm tuổi ở sân bay Pô Cheng Tông mới chỉ bay 300 giờ. Nghĩa là nó còn rất mới, và đủ khả năng hoạt động thêm nhiều năm nữa.Tuy nhiên, việc bảo trì kém đã khiến số máy bay tiêm kích này trở thành "cục sắt vô giá trị". Hơn thế, các phi công MiG của Campuchia được đào tạo tốt ở Nga và Việt Nam đều đã rời bỏ không quân và chuyển sang bay thương mại hoặc bay các loại phi cơ quân sự khác.Đầu những năm 2000, Campuchia từng tham vọng nâng cấp ít nhất 4 chiếc MiG-21 lên chuẩn MiG-21-2000 của Israel với giá khoảng 1,5-3 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, dù cho việc nâng cấp hoàn thành nhưng phía Campuchia khi đó lại không đủ năng lực chi trả khiến thương vụ phá sản.Gói nâng cấp MiG-21-2000 do Công ty Lahav Divison (Tập đoàn Israel Aircraft Industries – IAI) thực hiện. Theo đó, Lahav tập trung nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí cho MiG-21. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 đầu tiên được thực hiện vào ngày 24/5/1995.Cận cảnh buồng lái MiG-21-2000 với bố cục “thân thiện” phi công, tích hợp thêm nhiều công nghệ tiêm kích thế hệ 4, thay kiểu nắp kính buồng lái. Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình HUD (trước mặt phi công), màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay thông cho dãy đồng hồ, trang bị thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera (CCD).Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay do hãng Elbit System cung cấp. Đây là đặc điểm thường chỉ xuất hiện trên tiêm kích thế hệ 4, 4++, 5. Hệ thống này cho phép phi công khóa và bắn tên lửa đối không chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào mục tiêu – đầu tự dẫn tên lửa tự động định hướng đi đúng hướng.MiG-21-2000 cũng thay thế radar RP-21MA có tầm trinh sát “cực ngắn” bằng radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ở cự ly xa đến 150km. Radar có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.Trong tác chiến đối đất, radar có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km, còn đối hải là tới 300km.Về hệ thống vũ khí, MiG-21-2000 vẫn giữ lại khẩu pháo đối không cao tốc GSh-23L, nhưng mang được thêm các loại tên lửa không đối không thế hệ 3 Python 3 và thế hệ 4 Python 4 cũng như bom thông minh MBT Griffin.Trong đó, tên lửa đối không Python 4 được xem là một trong những loại vũ khí đối không hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Đặc biệt, Python 4 có thể tích hợp với hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay. Python 4 lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 11kg, tầm bắn tối đa 15km (hơn K-13 và R-60), tốc độ tối đa Mach 3,5 hoặc hơn. Tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng đối phó cao trước biện pháp gây nhiễu đối phương (ví dụ như mồi bẫy nhiệt).
Những năm 1980, Không quân Campuchia đã được Liên Xô cung cấp khoảng 20 máy bay tiêm kích MiG-21 vẫn thuộc hàng hiện đại thời bấy giờ. Đấy có thể được xem là báu vật của lực lượng không quân non trẻ. Tuy nhiên, những biến động về chính trị đã khiến cho “báu vật” này chịu số phận thê thảm.
Số tiêm kích MiG-21 này cùng các quân nhân Campuchia ban đầu được đưa sang Việt Nam huấn luyện. Hoàn thành khóa học, các máy bay cùng phi công và đội ngũ kỹ thuật đã về nước để làm nhiệm vụ bảo vệ không phận đất nước. Tuy nhiên, chưa “tung cánh” được bao lâu, những bất ổn về chính trị đầu những năm 1990 đã khiến cho các máy bay MiG sớm ngừng bay do thiếu kinh phí, phụ tùng.
Theo tờ Phnompenhpost, số máy bay tiêm kích MiG-21 trong suốt thời gian dài đã không được chú trọng bảo quản đúng mức. Hầu hết các máy bay bị...chuột "đột kích" tàn phá, những con vật gặm nhậm này đã cắt nát dây diện, phá hoại nhiều thiết bị điện tử trên máy bay.
Tới khi Không quân Campuchia muốn “sửa lỗi lầm” với MiG-21 thì đã quá muộn. 20 chiếc MiG-21 ở trong tình trạng tồi tệ, chưa kể việc thiếu nhiều phụ tùng do dây chuyền sản xuất bị ngừng lại. Đó thực sự là sự phí phạm với những cỗ máy chiến tranh tối tân này.
Theo một số thợ sửa chữa của Không quân Campuchia, trung bình mỗi chiếc MiG-21 15 năm năm tuổi ở sân bay Pô Cheng Tông mới chỉ bay 300 giờ. Nghĩa là nó còn rất mới, và đủ khả năng hoạt động thêm nhiều năm nữa.
Tuy nhiên, việc bảo trì kém đã khiến số máy bay tiêm kích này trở thành "cục sắt vô giá trị". Hơn thế, các phi công MiG của Campuchia được đào tạo tốt ở Nga và Việt Nam đều đã rời bỏ không quân và chuyển sang bay thương mại hoặc bay các loại phi cơ quân sự khác.
Đầu những năm 2000, Campuchia từng tham vọng nâng cấp ít nhất 4 chiếc MiG-21 lên chuẩn MiG-21-2000 của Israel với giá khoảng 1,5-3 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, dù cho việc nâng cấp hoàn thành nhưng phía Campuchia khi đó lại không đủ năng lực chi trả khiến thương vụ phá sản.
Gói nâng cấp MiG-21-2000 do Công ty Lahav Divison (Tập đoàn Israel Aircraft Industries – IAI) thực hiện. Theo đó, Lahav tập trung nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí cho MiG-21. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 đầu tiên được thực hiện vào ngày 24/5/1995.
Cận cảnh buồng lái MiG-21-2000 với bố cục “thân thiện” phi công, tích hợp thêm nhiều công nghệ tiêm kích thế hệ 4, thay kiểu nắp kính buồng lái. Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình HUD (trước mặt phi công), màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay thông cho dãy đồng hồ, trang bị thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera (CCD).
Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay do hãng Elbit System cung cấp. Đây là đặc điểm thường chỉ xuất hiện trên tiêm kích thế hệ 4, 4++, 5. Hệ thống này cho phép phi công khóa và bắn tên lửa đối không chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào mục tiêu – đầu tự dẫn tên lửa tự động định hướng đi đúng hướng.
MiG-21-2000 cũng thay thế radar RP-21MA có tầm trinh sát “cực ngắn” bằng radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ở cự ly xa đến 150km. Radar có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.
Trong tác chiến đối đất, radar có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km, còn đối hải là tới 300km.
Về hệ thống vũ khí, MiG-21-2000 vẫn giữ lại khẩu pháo đối không cao tốc GSh-23L, nhưng mang được thêm các loại tên lửa không đối không thế hệ 3 Python 3 và thế hệ 4 Python 4 cũng như bom thông minh MBT Griffin.
Trong đó, tên lửa đối không Python 4 được xem là một trong những loại vũ khí đối không hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Đặc biệt, Python 4 có thể tích hợp với hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay. Python 4 lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 11kg, tầm bắn tối đa 15km (hơn K-13 và R-60), tốc độ tối đa Mach 3,5 hoặc hơn. Tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng đối phó cao trước biện pháp gây nhiễu đối phương (ví dụ như mồi bẫy nhiệt).