Trong lịch sử hầu hết các máy bay vận tải quân sự Nga đều do Tổ hợp Khoa học Công nghệ hàng không Antonov (ASTC) thiết kế, từ những chiếc vận tải cơ chiến thuật An-26 tới vận tải cơ hạng nặng An-124 đều chế tạo tại nhà máy đặt ở Nga và Ukraine. Nhưng trụ sở chính của Antonov ASTC nằm trên lãnh thổ Ukraine (*).
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Nga và Ukraine thì trong 10 năm, Nga sẽ trang bị cho không quân 100 máy bay vận tải quân sự mới.
Trong đó, 40 máy bay vận tải quân sự tiên tiến nhất của Nga là Ilyushin-476 (đây là một biến thể hiện đại hóa của Ilyushin IL-76), được lắp ráp tại nhà máy Ulyanovsk. Số lượng máy bay vận tải quân sự còn lại do Antonvo thực hiện, chủ yếu là loại An-70 và An-124. Tuy nhiên, số phận của cả hai loại máy bay vận tải quân sự của Antonov vẫn là dấu hỏi.
|
Nga dường như không có ý định mua thêm vận tải cơ hạng nặng An-124. |
Quân đội Nga dường như coi An-124 Ruslan là mẫu máy bay vận tải "sang trọng" không cần thiết. Do đó, Nga sẽ tiếp tục duy trì số lượng máy bay vận tải quân sự Ruslan mà không có kế hoạch sản xuất mới.
Nga cũng trì hoãn phát triển chương trình An-70 cũng như loại bỏ khả năng lắp ráp máy bay vận tải quân sự này tại nhà máy ở Kazan cho tới sau năm 2015.
Đối với các máy bay vận tải hạng nhẹ, hiện vẫn chưa rõ liệu Không quân Nga sẽ đặt hàng Antonov An-140T hay Ilyushin Il-112B.
Như vậy, chỉ có hợp đồng mua Il-476 có vẻ chắc chắn được đảm bảo. Để lấp đầy khoảng trống trong không quân vận tải, Nga có thể đại tu và hiện đại hóa máy bay vận tải hạng trung An-22 và An-124. Các phi đội An-26 có thể sửa chữa hoặc cải tiến.
Thêm vào đó, trong năm nay Bộ Quốc phòng và Không quân Nga sẽ đứng trước lựa chọn khó khăn giữa 2 máy bay vận tải quân sự hạng trung: Antonov An-178 và dự án vận tải cơ MTS/MTA (hợp tác Nga - Ấn).
Đồng thời, quân đội Nga cũng sẽ “đau đầu” tìm ra giải pháp để vận tải cơ An-70 có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn cũng như tìm hướng đi mới thay thế cho phi đội An-124 hiện nay.
(*) Dưới thời Liên Xô, Antonov ASTC là một trong những doanh nghiệp quốc phòng hùng mạnh nằm trên lãnh thổ nước thành viên liên bang Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Antonov ASTC trở thành “tài sản” của Ukraine.
|
ĐANG ĐỌC NHIỀU
TIN LIÊN QUAN
Trước kia, dưới thời Liên Xô, Antonov ASTC là một trong những doanh nghiệp quốc phòng hùng mạnh nằm trên lãnh thổ nước thành viên liên bang Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Antonov ASTC trở thành “tài sản” của Ukraine.
Trước kia, dưới thời Liên Xô, Antonov ASTC là một trong những doanh nghiệp quốc phòng hùng mạnh nằm trên lãnh thổ nước thành viên liên bang Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Antonov ASTC trở thành “tài sản” của Ukraine.
Trước kia, dưới thời Liên Xô, Antonov ASTC là một trong những doanh nghiệp quốc phòng hùng mạnh nằm trên lãnh thổ nước thành viên liên bang Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Antonov ASTC trở thành “tài sản” của Ukraine.