Theo trang mạng Strategypage, Mỹ sẽ chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW trong năm nay. TOW được sử dụng từ những năm 1970 trong lực lượng Quân đội Mỹ và có mặt hầu hết trong các cuộc chiến mà nước này từng tham gia đến nay trong đó có cả chiến tranh Việt Nam.
TOW bắt đầu được thay thế bằng một dòng tên lửa chống tăng khác hiện đại hơn là AGM-114 Hellfire vào những 1980. Nhưng TOW vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay khi nó thường được lắp đặt cơ động trên các xe bọc thép của Quân đội Mỹ phổ biến là Humvee và M113.
|
Tên lửa TOW được phóng đi từ bệ phóng đặt trên xe Jeep.
|
Một trong những lợi thế của các dòng tên lửa chống tăng như AGM-114 Hellfire là chúng được thiết kế để sử dụng trên không và được dẫn đường bằng lade (hoặc radar sóng mm trên các biến thể mới hơn) khiến chúng có thể dễ dàng sử dụng hơn trên trực thăng chiến đấu AH-64 Apache, AH-1 Cobra. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thay thế TOW bằng các dòng tên lửa này.
Thiếu sót lớn của TOW là nó sử dụng một sợi dây mỏng để truyền lệnh dẫn đường từ bệ phóng tới mục tiêu. Điều này làm giới hạn phạm vi tấn công của của nó chỉ khoảng 3.700m. Trong khi Các dòng tên lửa dẫn đường lade/radar như Hellfire có tầm bắn gấp đôi TOW. Điều này khá quan trọng đối với một tên lửa không đối đất, tuy nhiên ngoài các điểm yếu nói trên thì TOW vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình trên mặt đất. Có thể nói, TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng sau này.
Thực tế, hãng Raytheon đã từng phát triển biến thể TOW không dây để trang bị trên trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra và đã được A Rập Saudi nhập khẩu hơn 1.000 quả. Đó là chưa kể còn khá nhiều biến thể không dây khác của TOW đã được chế tạo trong suốt hơn 30 năm phát triển. Tuy nhiên, vấn đề là Quân đội Mỹ không sử dụng bất kỳ biến thể không dây nào.
|
Bệ phóng và tổ hợp ngắm mục tiêu của tên lửa TOW có kích cỡ lớn.
|
Quân đội Israel đã nghiên cứu và phát triển thành công TOW dẫn đường không dây dành cho riêng mình (được định danh là MAPATS hoặc "lade TOW") trong những năm 1980. Đạn tên lửa TOW Israel sử dụng thiết bị dẫn đường bằng laser và giới hạn phạm vi tấn công trong 4.000m. Biến thể MAPATS được phát triển từ những năm 1990 với trọng lượng khoảng 29,6 kg nặng hơn so với biến thể dẫn đường không dây mới nhất của chỉ có trọng lượng là 22,7 kg nhưng tầm bắn thì tương đương.
Tên lửa chống tăng TOW được đưa vào phục vụ từ nhưng năm 1970 tại chiến trường Việt Nam và hơn 500.000 quả đã được sản xuất. Biến thể TOW năm 1970 nặng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là BGM-71F TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Lần cuối cùng TOW được tham chiến là vào năm 2003 trong chiến tranh xâm lược Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).