9M133 Kornet mạnh cỡ nào?
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet (NATO định danh AT-14 Spriggan) do Phòng Thiết kế Cơ khí KBP (Tula) phát triển từ năm 1988, được chấp nhận trang bị vào năm 1994. Nó được dùng để tiêu diệt mọi loại xe tăng, xe bọc thép và cả công sự phòng ngự nổi. Thậm chí, tổ hợp còn có khả năng bắn hạ mục tiêu bay thấp.
9M133 Kornet nặng 27kg (29kg tính cả ống phóng), dài 1,2m, đường kính thân 152mm, tầm bắn 100-5.000m. Nó được trang bị đầu đạn 2 liều nổ đối phó với xe tăng dùng giáp phản ứng nổ (ERA). Khi tác động vào xe tăng địch, liều nổ thứ nhất kích nổ giáp ERA, để phơi bày giáp chính cho liều nổ thứ hai đánh vào.
|
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet và bệ phóng. |
Với đầu đạn lõm chống tăng nặng 7kg, 9M133 có khả năng xuyên giáp lên đến 1200mm ở sau giáp phản ứng nổ ERA – đủ để hạ gục bất cứ xe tăng nào. Còn nếu tấn công vào các công sự, mục tiêu giáp mỏng và để chống bộ binh, 9M133 có thể sử dụng đầu đạn nhiệt áp 10kg.
9M133 Kornet được thiết kế bộ binh mang vác hoặc trang bị trên phương tiện cơ giới. Đối với biến thể mang vác, 9M133 Kornet cùng với kính ngắm và giá phóng ba chân tạo thành tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác được định danh là 9K123.
Tổ hợp chống tăng này dùng công nghệ dẫn đường lade bán tự động SACLOS. Nghĩa là, tên lửa được dẫn bắn bám theo chùm tia laser chiếu vào mục tiêu. Trong chiến đấu, xạ thủ phải liên tục chiếu laser, để dẫn đường cho tên lửa đi đúng hướng.
Ai hơn ai?
So sánh sức mạnh hai “vua” chống tăng vác vai của cặp đôi cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Nga – Mỹ, rất khó để đánh giá được “ai hơn ai”?
Nếu xét về hệ thống dẫn đường thì FGM-148 Javelin rõ ràng nhỉnh hơn với công nghệ đầu tự dẫn hồng ngoại cho khả năng “bắn và quên” (xạ thủ ấn nút phóng, tên lửa tự bay tới mục tiêu). Công nghệ này giúp cho xạ thủ nhanh chóng rút lui sau khi bắn tránh đối phương phản kích.
Trong khi đó, 9M133 Kornet vẫn thuộc tên lửa chống tăng thế hệ thứ hai, sử dụng hệ dẫn đường lade bán tự động SACLOS. Điều này đòi hỏi xạ thủ phải liên tục chiếu lade vào mục tiêu, để khối chỉ huy dẫn bắn cho tên lửa qua sóng vô tuyến hoặc phải hiệu chỉnh đường bay cho tên lửa liên tục bằng máy ngắm và cần gạt.
Việc dẫn bắn bằng tia laser cũng khiến tổ hợp dễ bị đối phương phát hiện và phản công. Khối lượng nặng nề với khối điều khiển, thiết bị ngắm và cơ cấu phóng cũng là khó khăn cho kíp chiến đấu 2 người của tổ hợp trong tác chiến.
|
Tên lửa chống tăng Kornet nhỉnh hơn Javelin về sức công phá, tầm bắn. |
Nhưng nếu so về sức công phá, tầm bắn thì FGM-148 Javelin chịu lép vế trước 9M133 Kornet. Đạn tên lửa 9M133 Kornet có khả năng xuyên giáp sau giáp phản ứng nổ ERA 1.200mm, cao gấp đôi con số 600mm tên lửa Javelin. Tầm bắn xa lên đến 5.000m nhỉnh hơn tầm 4.750m của tên lửa Javelin.
Ngoài ra, tuy đầu tự dẫn hồng ngoại FGM-148 Javelin được đánh giá cao, nhưng nó cũng có yếu điểm bị ảnh hưởng bởi các vật thể tỏa nhiệt cao. Điều đó có thể khiến nó nhận nhầm mục tiêu. Còn với 9M133 Kornet điều đó không thể xảy ra.
Cuối cùng, giá của FGM-148 Javelin là quá đắt đỏ (80.000 USD/đạn, 125.000 USD/khối điều khiển), đắt hơn nhiều lần so với 9M133 Kornet.
Trên chiến trường, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet cũng thể hiện rất tốt, không thua kém gì tên lửa Javelin. Trong chiến tranh Iraq 2003, tên lửa 9M133 Kornet được ghi nhận diệt ít nhất 2 xe tăng M1 Abrams. Ở Lebanon năm 2006, lực lượng Hezbollah đã dùng vũ khí này “nướng chín” xe tăng hiện đại Merkava của Israel.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: