Theo Jane’s, Liên doanh hàng không vũ trụ BrahMos giữa Nga và Ấn Độ đang sử dụng việc xuất khẩu dòng tên lửa chống hạm BrahMos như một đòn bẩy nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao ngày càng chặt chẽ giữa New Delhi với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Sudir Kumar Mishra – Giám đốc điều hành của Liên doanh BrahMos cho rằng chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ là một yếu tố quan trọng trong tiến trình xuất khẩu BrahMos cho các khách hàng tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Và New Delhi đã bắt đầu xây dựng và triển khai kế hoạch này từ năm 1990 nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
|
Cả Ấn Độ cũng muốn sử dụng việc xuất khẩu vũ khí để gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
|
Cũng theo Mishra cho biết, hiện tại tên lửa BrahMos đã được phát triển thành ba biến thể khác gồm các biến thể mặt đất, biến thể trên hạm và biến thể trên không (chủ yếu trên dòng tiêm kích Su-30) Và quá trình xuất khẩu dòng tên lửa chiến lược này sẽ được chính phủ Ấn Độ quản lý chặt chẽ.
Trước đó Praveen Pathak phát ngôn viên của BrahMos tại DSA-2016 cũng tiết lộ rằng, hợp đồng xuất khẩu BrahMos đầu tiên sẽ được liên doanh này ký kết với một quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm nay. Điều này càng tái khẳng định chiến lược của Ấn Độ hiện tại.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do Liên Xô chế tạo, nó có trọng lượng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km.